Ngày 23/5, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy virus đậu mùa khỉ đã biến đổi, đồng thời nhấn mạnh rằng căn bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở Tây và Trung Phi này không có xu hướng đột biến.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết nhiều khả năng sẽ phát hiện thêm nhiều ca măc bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh cơ quan này đang mở rộng theo dõi tại những quốc gia thường không ghi nhận các ca mắc bệnh này.
Cho đến thời điểm hiện tại Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa công bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do dịch COVID-19, cũng như chưa bãi bỏ tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/4 thông báo cơ quan này đang theo dõi một số ca nhiễm hai biến thể phụ mới của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng y tế tại Ukraine. Theo WHO, việc gần 2,2 triệu người phải đi sơ tán trong 2 tuần qua đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế nhiều mặt.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi một số dòng phụ của biến thể Omicron, bao gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đang xem xét dữ liệu thực tế về thực nghiệm trên chuột lang việc các dòng phụ này liệu có gây "bệnh nặng hơn" hay không.
Trước đó, WHO đã công bố 6 nước tiếp nhận tại châu Phi là Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Nam Phi, Tunisia; 2 nước tiếp nhận tại Mỹ Latinh là Argentina và Brazil.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22/2 đánh giá dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn được gọi là "Omicron tàng hình" không mạnh hơn phiên bản gốc của Omicron (BA.1).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 8/2 lưu ý thế giới đã ghi nhận thêm nửa triệu ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi xuất hiện biến thể Omicron, nhấn mạnh con số này "còn hơn cả bi thảm".
Ngày 1/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) mà các nhà khoa học gọi là "Omicron tàng hình" đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới.
Ngày 25/1, Ban điều hành Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bỏ phiếu kín chấp thuận đề cử ông Tedros Adhanom Ghebreyesus là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu chọn vị trí Tổng Giám đốc của tổ chức này dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.
Bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định virus corona vẫn đang tiến hóa và các nhà khoa học chưa có khả năng đưa ra dự đoán về với sự biến đổi của virus này như đã từng làm với các chủng cúm mùa.
Sẽ là sai lầm nếu xem Omicron là biến thể nhẹ khi trên thực tế biến thể này đang làm gia tăng số ca nhập viện, tử vong trên toàn cầu, đe dọa đến hệ thống y tế trên toàn thế giới.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 8h00 ngày 2/1 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 289.659.230 ca mắc COVID-19 và 5.456.867 ca tử vong. Số ca hồi phục là 254.114.649 ca.
Ngày 9/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các khuyến nghị về những nhóm nên được tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 sau khi được tiêm phòng đầy đủ.
Ngày 7/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em trước đại dịch COVID-19, trong bối cảnh trẻ em trong độ tuổi từ 5-14 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.