(TT&VH Online) - Vào sáng nay, 1/12/2009, Website hợp tác phát triển giữa Đức với Việt Nam đã chính thức được ra mắt tại Hà Nội theo địa chỉ www.gdc-vietnam.org.
Tại địa chỉ trang web này, người truy cập sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin, người phụ trách các trọng tâm hợp tác phát triển, tổ chức và các chương trình hợp tác phát triển Đức – Việt. Trên bản đồ của Việt Nam, người truy cập có thể nhận biết rõ ràng về những dự án và người chịu trách nhiệm tại những tỉnh thành có thực hiên dự án hợp tác.
“Trang web này đã chỉ ra một các rõ ràng và cụ thể sự phối hợp hợp tác giữa Đức và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Nó cũng là một thí dụ tốt về sự hợp tác cởi mở và rõ ràng, điều đã in đậm mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Đức và Việt Nam” Đại sứ quán Đức, Ngài Đại sứ Đức, ông Rolf Schulze nhấn mạnh.
Để ra mắt website thể hiện tinh thần hợp tác giữa Đức và Việt Nam đã có sự tham gia của tất cả các tổ chức Hợp tác phát triển của Đức như DED và Công ty Duografikmedia hỗ trợ trong việc xây dựng trang web này.
Website hợp tác - phát triển của Chính phủ Đức và Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đối tác quan trọng nhất trong Hợp tác phát triển của Đức ở châu Á. Các trọng tâm của Hợp tác phát triển sau đã được thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Đức: Phát triển kinh tế bền vững, Chính sách môi trường, bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Y tế.
Một trong những trọng tâm lớn nhất của Đức ở Việt Nam đó là chính sách bảo vệ môi trường. Do khai thác gỗ một cách ồ ạt trong thời gian qua và nạn đốt phá rừng nên diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam đã bị giảm xuống một cách rõ rệt. Hậu quả là giảm giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cũng như xói mòn đất. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để khắc phục tình trạng này tập trung chủ yếu vào việc trồng rừng với các loài cây mọc nhanh, chủ yếu là các giống cây ngoại lai. Được sự uỷ nhiệm của Chính phủ CHLB Đức, Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức GTZ tại Việt Nam hỗ trợ việc nâng cao tính hiệu quả và bền vững của công tác quản lý rừng và của ngành công nghiệp rừng.
Một trong những ví dụ tiêu biểu khác của chính sách bảo vệ môi trường của Đức được thực hiện nữa đó là Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, với sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú của mình, là một trong hai trăm vùng sinh thái quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên đa dạng sinh học đang bị ảnh hưởng nghiệm trọng, đặc biệt là do săn bắn, khai thác gỗ trái phép và du canh du cư. Nguyên nhân chính là sự nghèo đói của người dân địa phương trong khu vực xung quanh Vườn Quốc gia. Trước tình hình đó, dự án hợp tác Đức – Việt của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), Tổ chức Dịch vụ phát triển Đức (DED) và Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) đã đưa ra mục tiêu giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua việc khai thác bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.