Viện nghiên cứu RTI của Mỹ khen ngợi Việt Nam thanh toán được bệnh chân voi

17/11/2018 19:52 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Sự quyết liệt trong lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam cùng sự trợ giúp của quốc tế đã giúp nước này thanh toán được căn bệnh chân voi, các chuyên gia tại một viện nghiên cứu độc lập của Mỹ nhận định.

Điều trị thành công cho bệnh nhân hẹp khít và hở nặng van động mạch chủ bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Điều trị thành công cho bệnh nhân hẹp khít và hở nặng van động mạch chủ bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Ngày 31/10/2018, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công cho bệnh nhân hẹp khít và hở nặng van động mạch chủ bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu (đường mổ nhỏ). Đây được xem như phương pháp an toàn và có nhiều lợi ích cho người bệnh.

Thành tích này có nghĩa là các thế hệ tương lai của Việt Nam không còn bị ảnh hưởng bởi căn bệnh đáng sợ này vốn gây ra những dị dạng trên cơ thể dẫn đến sự kỳ thị của xã hội. Ngoài ra, thành công của Việt Nam còn đem đến những bài học có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển khác cũng đang chiến đấu với căn bệnh nhiệt đới này.

Bệnh chân voi có tên chính thức là bệnh ‘giun chỉ bạch huyết’ (tên khoa học là lymphatic filariasis). Căn bệnh này do trùng chỉ được truyền vào người qua vật trung gian là muỗi gây ra. Căn bệnh này khiến chất lỏng tích tụ lại trong hạch bạch huyết. Hệ bạch huyết bị thương tổn cùng với sự viêm tấy đau đớn do nhiễm khuẩn và nấm mốc gây ra những biến dạng nghiêm trọng trên cơ thể, khiến cho tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể bị phù lên.

Sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 10 vừa qua tuyên bố Việt Nam đã thanh toán được bệnh giun chỉ bạch huyết cùng với các nước Palau, Wallis và Futuna, Viện nghiên cứu Research Triangle Institute (RTI) có trụ sở tại bang North Carolina ở Mỹ cho rằng Việt Nam "nằm trong nhóm ít các nước đã thanh toán được bệnh giun chỉ bạch huyết".

Chú thích ảnh
Bé Nguyễn Thị Loan (Lâm Đồng) khi còn phải chung sống với cái 'chân voi' sần sùi, đau đớn. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Theo RTI, các yếu tố dẫn đến thành công này của Việt Nam là nhờ sự lãnh đạo của chính phủ, cam kết của hãng dược GlaxoSmithKline cung cấp thuốc điều trị miễn phí trên toàn cầu cho những nỗ lực chống dịch, cam kết của WHO và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng như quan hệ đối tác mạnh mẽ. Trong đó, viện nghiên cứu này của Mỹ cũng đánh giá cao vai trò điều phối tích cực của Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Việt Nam mà họ xem là ‘nhân tố then chốt’.

Chương trình Quốc gia thanh toán bệnh giun chỉ bạch huyết là chương trình do Viện Sốt rét và Ký sinh trùng Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế khởi động vào năm 2001. Trong chương trình này, Việt Nam đã tiến hành điều trị ở quy mô lớn và thực hiện khảo sát đánh giá ở sáu huyện bị ảnh hưởng bởi dịch ở bốn tỉnh trong giai đoạn từ 2003 đến 2008 theo tiêu chí để đạt được mục tiêu thanh toán bệnh. Cho đến năm 2011, chương trình này nhận được sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. USAID đã hỗ trợ trong việc thực hiện các khảo sát đánh giá việc truyền nhiễm, thu thập dữ liệu về dịch bệnh và soạn thảo hồ sơ về bệnh giun chỉ bạch huyết.

Ông Molly Brady (Mô-li Bra-đi), quản lý cao cấp của dự án ENVISION, thuộc Bộ phận Các bệnh nhiệt đới ít được chú ý của RTI, nhấn mạnh. “Chính phủ Việt Nam xứng đáng được chúc mừng vì đã đạt được mục tiêu y tế đầy tham vọng này”. ông Brady cũng nói thêm rằng thành công của Việt Nam "là kết quả của công việc tập thể" mà trong đó ông cũng đề cập đến WHO, USAID và nhiều đối tác khác nữa.

Thanh Bình - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm