12/12/2019 15:00 GMT+7 | Bạn cần biết
(Thethaovanhoa.vn) - Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm, một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương chủ yếu do vi rút gây ra thường gặp ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dương, chưa có điều trị đặc hiệu. Hàng năm có khoảng 67.900 trường hợp viêm não Nhật Bản. Tỉ lệ tử vong của bệnh là 25-30%, khoảng 50% trường hợp sống có di chứng nặng nề.
Bệnh gây ra bởi vi rút gọi là vi rút viêm não Nhật Bản.
Đường lây truyền qua trung gian muỗi Culex tritaeniorhynchus đốt hút máu súc vật hoặc chim bị nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản, rồi sau đó đốt người và sẽ truyền bệnh cho con người.
Viêm não Nhật Bản gặp ở hầu hết các tỉnh, bệnh xuất hiện rãi rác quanh năm và nhiều nhất vào các tháng 5, 6, 7. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhiều nhất ở độ tuổi 2-8 tuổi.
Sơ lược về phương thức lây nhiễm
Tại Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng mang mầm bệnh
Chim sống làng mạc: bông lau, rẻ quạt, chim sẻ, chim liêu điêu, chim khách, chim chích chòe.
Nhóm chim kiếm ăn ngoài đồng: cò, sáo quạ, cu cu, cu gáy, chim chèo bẻo
Các loại gia súc có thể mang mầm bệnh
Trâu, bò, dê, cừu , chó
Biểu hiện bệnh viêm não gặp ở lợn, ngựa
Lợn là nguồn vi rút quan trọng. Nồng độ vi rút trong máu cao.
Bệnh lây nhiễm qua trung gian muỗi Culex tritaeniorhynchus: con muỗi đốt các con vật mang mầm bệnh sau đó đốt con người sẽ lây truyền bệnh sang người.
Đăc điểm mũi Culex tritaeniorhynchus
Muỗi Culex tritaeniorhynchus là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á. Muỗi này có tập tính thích đẻ trứng ở các thủy vực có nước trong, thường được phát hiện nhiều ở những ruộng lúa nước, mương rãnh...
Hình thể muỗi có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc đông dân cư, có nhiều ao, hồ... Muỗi thường đẻ trứng ở những ao nước, ruộng lúa, trứng dính thành bè nổi trên mặt nước.
Muỗi cái trưởng thành đốt hút máu vào ban đêm. Chúng thích hút máu chim, máu lợn nhiều hơn máu người và thường trú ẩn ở các bụi rậm hoặc chuồng gia súc, nhất là chuồng lợn.
Biểu hiện bệnh: biểu hiện bệnh rất đa dạng
Các thể lâm sàng:
Thể tối cấp: diễn ra nhanh chóng, giai đoạn sốt chỉ 1-2 ngày.
Cấp tính: thể hành tủy- tủy sống: biểu hiện rối loạn phát âm, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, liệt màn hầu, liệt chi.
Thể viêm màng não đơn thuần: dấu hiệu màng não (cổ gượng, dấu Kernig (+)), đôi khi có rối loạn ý thức, kèm thay đổi dịch não tủy.
Thể thô sơ: sốt, nhức đầu, nôn, tiêu lỏng, cứng gáy. Di chứng xuất hiện muộn.
Biểu hiện thể điển hình
Giai đoạn ủ bệnh khoảng 1 tuần (5🡪15 ngày)
Giai đoạn khởi phát: (từ 1🡪4 ngày)
Sốt cao đột ngột 390🡪400C, thường sốt liên tục.
Đau đầu. Ở trẻ còn bú biểu hiện là các cơn khóc thét.
Buồn nôn, nôn.
Giai đoạn toàn phát: (từ 1🡪2 tuần) sau giai đoạn khởi phát, nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng thần kinh.
Rối loạn tri giác: ngủ gà, li bì khó đánh thức, đờ đẫn, hôn mê.
Thường có co giật, co giật toàn thân.
Có thể có dấu hiệu thần kinh khác: cổ gượng, liệt chi, dấu thần kinh khu trú, tăng trương lực cơ.
Có thể có suy hô hấp: khó thở, tím, sốc...
Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản dựa vào các biểu hiện của bệnh, các xét nghiệm và vùng dịch tễ trẻ đang sinh sống
Các biểu hiện bệnh: sốt, quấy khóc, lừ đừ, li bì, bú kém, bỏ bú, nôn, có thể có co giật, yếu, liệt các chi, co gồng, trẻ lớn có biểu hiện cổ gượng, kernig (+), trường hợp thể nặng, thể tối cấp trẻ có thể hôn mê, tím, tái, suy hô hấp, ngưng thở....
Các xét nghiệm
Công thức máu, phản ứng viêm CRP, đường huyết, điện giải đồ, khí máu (khi có biến chứng suy hô hấp).
Dịch não tủy: dịch não tủy trong, tăng protein nhẹ, tế bào đa nhân tăng 5-1000 ưu thế, sau đơn nhân.
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định: phản ứng huyết thanh MAC ELISA tìm kháng thể trong dịch não tủy hoặc máu. Phân lập vi rút viêm não Nhật Bản từ mẫu bệnh phẩm máu, dịch não tủy, kỹ thuật PCR tìm RNA vi rút trong dịch não tủy hoặc máu.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác: chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp MRI sọ não (khi cần), chụp xquang phổi...
Dịch tễ: bệnh có thể gây thành dịch, vùng trẻ sinh sống có thể có trẻ bị bệnh tương tự.
Điều trị: chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Nguyễn tắc điều trị chung:
Điều trị suy hô hấp, sốc nếu có.
Chống phù não nếu có.
Điều trị biến chứng
Đảm bảo dinh dưỡng
Kháng sinh khi có chỉ định
Biến chứng: viêm não gây ra nhiều biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp…..
Di chứng: viêm não để lại di chứng rất nặng nề, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các di chứng như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường....
Phòng ngừa
Bệnh viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc đặc trị vì thế việc phòng ngừa là quan trọng nhất. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Clulex Triaeniorhynchus đốt các động vật mang mầm bệnh sau đó lây truyền mầm bệnh sang người vì thế việc phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản quan trọng nhất là cần phải diệt trung gian truyền bệnh.
Phòng chống muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài tay, quần dài để hạn chế muỗi đốt. Dùng các biện pháp trừ khử muỗi như: vệ sinh môi trường sinh sống, dùng thuốc trừ muỗi...
Nếu có nuôi heo, trang trại cần đặt xa nhà, có biện pháp phòng ngừa muỗi đốt heo vì heo là nguồn súc vật mang mầm bệnh.
Bên cạnh phòng chống muỗi đốt viêm não Nhật bản chúng ta còn có biện pháp tiêm ngừa tạo miễn dịch cho con người.
Trẻ em sẽ được tiêm ngừa viêm não Nhật Bản theo lịch tại các trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng cũng như tại các bệnh viện có triển khai dịch vụ tiêm ngừa.
Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm não Nhật Bản chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi cơ bản và sau đó sẽ được tiêm nhắc mũi thứ 2 sau mũi tiêm thứ nhất (mũi cơ bản) từ 12 đến 24 tháng. Tiêm ngừa là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn cho trẻ.
Bs CK II Phạm Nguyễn Yến Trang
Phó trưởng khoa Nhi- BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất