Vì sao nhiều CLB mua sắm thất bại?

26/07/2022 06:16 GMT+7 | Champions League

Kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2022 vẫn đang diễn ra sôi động nhưng như mọi kỳ chuyển nhượng đã qua, có không ít đội bóng mua sắm thất bại. Nguyên nhân vì đâu? Quan điểm của cây bút Ryan O'Hanyon.

Chuyển nhượng 25/7: MU nâng giá mua Antony, Barca mua được Kounde

Chuyển nhượng 25/7: MU nâng giá mua Antony, Barca mua được Kounde

Chuyển nhượng bóng đá hôm nay: MU theo đuổi tiền đạo 19 tuổi của Salzburg Sesko. Barca đạt thỏa thuận mua Jules Kounde từ Sevilla.

Cách lí giải tôi tâm đắc nhất về vấn đề này là của Giám đốc nghiên cứu của Liverpool Ian Graham. Ông ấy đưa ra các lí do dẫn đến việc một cầu thủ mới được chiêu mộ thi đấu không thành công ở CLB mới bao gồm cầu thủ không hợp với lối chơi, cầu thủ bị xếp đá sai vị trí, HLV không thích cầu thủ được mua về, cầu thủ có tiền sử chấn thương hoặc các vấn đề cá nhân khác, đội bóng đã có cầu thủ khác tốt hơn.

Ngay cả khi bạn chắc chắn tới 90% là tất cả những lí do nói trên đều không tồn tại thì vẫn còn xác suất nhỏ khiến các vụ tuyển mộ không thành công khi có tới 53% các vụ mua sắm thất bại dù nguyên nhân thất bại không nằm trong số tất cả các lí do nói trên.

Từ 2010 có 73 vụ mua sắm cầu thủ thuộc 5 giải VĐQG hàng đầu Châu Âu có giá từ 50 triệu euro trở lên nhưng trong số này chỉ có 23 vụ được coi là thành công, tức là tỷ lệ thành công chỉ đạt 34%.

Chú thích ảnh
Frenkie de Jong được coi là hợp đồng mua sắm thành công của Barca

Giá chuyển nhượng cầu thủ bình quân của các thương vụ được đánh giá là thành công là 80 triệu euro trong khi giá chuyển nhượng cầu thủ bình quân của các thương vụ được đánh giá là thất bại là 76 triệu euro.

Điều đó có nghĩa chuyện một đội bóng bỏ ra ít nhất 50 triệu euro để mua một cầu thủ có vẻ như không tác động gì đến xác suất thành công của vụ mua sắm đó.

Trong số 25 vụ mua sắm thành công có 13 vụ mua tiền đạo, 7 vụ mua hậu vệ, 4 vụ mua tiền vệ và 1 vụ mua thủ môn. 25 vụ thành công này chỉ do 10 CLB thực hiện.

Đội mua sắm thành công nhất cũng chính là đội bán được bản quyền truyền hình lớn nên có thể đầu tư nhiều tiền hơn để mua cầu thủ. Barca có 5 bản hợp đồng thành công từ 2010 đến nay gồm Neymar, Luis Suarez, Frenkie de Jong, Antoine Griezmann và Ferran Torres. Tất cả đều chơi ít nhất 70% số phút tối đa sau khi gia nhập Barca.

Sau Barca, có 2 đội đều thực hiện 4 vụ mua sắm có giá chuyển nhượng trên 50 euro thành công là Juve và MU. Juve có 4 vụ thành công gồm Cristiano Ronaldo, Gonzalo Higuain, Matthijs de Ligt và Dusan Vlahovic. MU có 4 vụ gồm Harry Maguire, Bruno Fernandes, Romelu Lukaku, và Aaron Wan-Bissaka. Tất cả đều chơi ít nhất 70% số phút sau khi gia nhập CLB.

Tiếp theo là Man City có 3 vụ trên 50 triệu gồm Rodri, Ruben Dias, Raheem Sterling. Liverpool có Alisson, Virgil van Dijk. Paris Saint-Germain có Achraf Hakimi, Kylian Mbappe. Arsenal có Pierre-Emerick Aubameyang, Ben White. Chelsea có Jorginho. Inter Milan có Romelu Lukaku và Atletico Madrid có Antoine Griezmann.

Có 8 cầu thủ chơi 80% số phút ở các giải trong nước sau khi gia nhập CLB mới. Trong số này chỉ có 3 người (White, Torres và Vlahovic) mới chơi 1 mùa hoặc chưa đầy 1 mùa ở CLB mới.

Có 5 cầu thủ ra sân ít nhất 80% số phút ở CLB mới trong hơn 1 mùa giải gồm Bruno Fernandes (92% số phút), Alisson (89%) và Maguire (88%), tiếp theo là Lukaku (86% trong mùa đầu ở Inter) và Ronaldo khi ở Juve (81%).

Có 52 vụ mua sắm được đánh giá là không thành công trong đó Man City "dính" nhiều nhất với 10 vụ nhưng nhiều vụ trong đó bị coi là thất bại do Man City có quá nhiều cầu thủ trong tầm giá này (ít nhất 50 triệu euro trở lên) nên họ không thể sử dụng cùng lúc tất cả những cầu thủ họ mua về.

Sau Man City là Chelsea với 8 vụ mua sắm bị coi là không thành công. MU và Real Madrid mỗi đội có 5 vụ. PSG 4 vụ. Arsenal, Atletico Madrid và Barcelona mỗi đội 3 vụ. Bayern Munich 2 vụ còn Liverpool, Juventus, Tottenham, West Ham và Napoli mỗi đội 1 vụ.

Dựa theo tiêu chí đánh giá mà Graham đưa ra, tôi chia 48 vụ mua sắm thất bại làm các nhóm dưới đây.

+Trường hợp do cầu thủ chấn thương hay gặp vấn đề cá nhân (18 người, chiếm 38%): Victor Osimhen (Napoli), Gareth Bale (Real Madrid), Eden Hazard (Real Madrid), Neymar (PSG), Angel Di Maria (Manchester United), Kyle Walker (Manchester City), Kevin De Bruyne (Manchester City), Aymeric Laporte (Manchester City), Benjamin Mendy (Manchester City), Leroy Sane (Manchester City), Naby Keita (Liverpool), Fernando Torres (Chelsea), Ben Chilwell (Chelsea), Christian Pulisic (Chelsea), Lucas Hernandez (Bayern Munich), Ousmane Dembele (Barcelona), Diego Costa (Atletico Madrid), Thomas Partey (Arsenal)

+Trường hợp cầu thủ không đạt kỳ vọng (10 người, chiếm 20%): Tanguy Ndombele (Tottenham), Luka Jovic (Real Madrid), Fred (Manchester United), Miralem Pjanic (Barcelona), Arthur (Juventus), Timo Werner (Chelsea), Kepa (Chelsea), Thomas Lemar (Atletico Madrid), Alexandre Lacazette (Arsenal), Nicolas Pepe (Arsenal)

+Các trường hợp CLB đã có cầu thủ khác tốt hơn (8 người, chiếm 17%): Eder Militao (Real Madrid), James Rodriguez (Real Madrid), Angel Di Maria (PSG), Bernardo Silva (Manchester City), Jack Grealish (Manchester City), Riyad Mahrez (Manchester City), John Stones (Manchester City), Leroy Sane (Bayern Munich)

+Các trường hợp do HLV không ưa dùng (6): Sebastien Haller (West Ham), Paul Pogba (Manchester United), Joao Cancelo (Manchester City), Romelu Lukaku (Chelsea), Alvaro Morata (Chelsea), Joao Felix (Atletico Madrid)

+Không hợp chiến thuật của HLV (3): Mauro Icardi (PSG), Philippe Coutinho (Barcelona), Jadon Sancho (Manchester United)

+Phải đá sai vị trí (3): Edinson Cavani (PSG), Anthony Martial (Manchester United), Kai Havertz (Chelsea)

Có 8 cầu thủ thuộc tầm giá chuyển nhượng 50 triệu euro trở lên chỉ ra sân ở CLB mới chưa đầy 40% số phút tối đa. Chẳng hạn các trường hợp của Arthur (31% số phút ở Juventus) hay Pjanic (17% số phút ở Barca) hay Costa khi trở lại Atletico năm 2018 (38%), Dembele ở Barca (36%), Icardi ở PSG (31%), Keita ở Liverpool (29%) hay Mendy ở Man City (22%).

Tỷ lệ mua sắm thành công/thất bại của các CLB (các vụ mua sắm có giá ít nhất 50 triệu euro) nếu so sánh ở khía cạnh cầu thủ ghi bàn trên sân nhà.

1. Inter Milan: 1/1 (1/1 vụ thành công), tỷ lệ 100%

2. Juventus: 4/5, 80%

3. Liverpool: 2/3, 67%

4. Barcelona: 5/8, 62%

5. Manchester United: 4/9, 44%

6. Arsenal: 2/5, 40%

7. PSG: 2/6, 33%

8. Atletico Madrid: 1/4, 25%

9. Manchester City: 3/13, 23%

10. Chelsea: 1/9, 11%

T-11. Tottenham, West Ham, Napoli: 0/1, 0%

14. Bayern Munich: 0/2, 0%

15. Real Madrid: 0/5, 0%

Tỷ lệ thất bại tính theo số phút ra sân thi đấu ở CLB mới

39 tiền đạo: 61% số phút ở mùa đầu tiên, 58% số phút trong thời gian thi đấu cho CLB

17 tiền vệ: 56% số phút ở mùa đầu tiên, 45% số phút trong thời gian thi đấu cho CLB

15 hậu vệ: 65% số phút ở mùa đầu tiên, 64% số phút trong thời gian thi đấu cho CLB

2 thủ môn: 97% số phút ở mùa đầu tiên, 70% số phút trong thời gian thi đấu cho CLB

HT
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm