Trong số các phim lịch sử - cổ trang được làm nhân sự kiện Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Huyền sử thiên đô là 1 trong 3 phim thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam.
Chính vì không bị “lai Tàu” nên khi phát sóng trên kênh VTV3 vào giờ vàng, bộ phim này ít nhiều chiếm cảm tình của người xem. Riêng người dân làng Kim Văn (phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) thì lại bức xúc. Họ cho rằng bộ phim đã làm sai lệch sự kiện và nhân vật lịch sử.
Công Dũng vai Lý Công Uẩn và Thu Quỳnh vai công chúa Cúc Phương.
Theo bản Đại Kim Bản “thần tích thần sắc” lưu tại Viện Thông tin khoa học xã hội, mã số Q 4 18/11,9 thì công chúa Lê Cúc Phương (nhân vật xuất hiện với tần suất dày đặc trong phim) sinh ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Sửu, niên hiệu Thiên Phúc triều Lê, là con vua Lê Đại Hành và hoàng hậu Dương Thị Mai. Công chúa mới 13 tuổi thì đã hình dung yểu điệu, da trắng tóc trơn, đúng là tuyệt thế giai nhân. Vua muốn kén phò mã nhưng nàng chưa ưng thuận, vì nghĩ rằng mình còn nhỏ tuổi.
Chưa kịp lập thái tử, vua Lê Đại Hành đã băng hà, triều thần thấy Long Hàn tài đức hơn người, định tôn lên ngôi báu nhưng hoàng tử chối từ, triều thần bèn lập hoàng tử Long Việt lên ngôi, lấy hiệu là Trung Tông. Được ba ngày, vua Trung Tông bị em cùng mẹ là Long Đĩnh (tức vua Lê Ngọa Triều) giết và sát hại.
Khi họa lớn xảy ra, mọi người trong cung đều hoảng sợ tìm cách lẩn tránh, riêng công chúa Cúc Phương vẫn ôm xác Long Việt khóc lóc thảm thiết và nhiếc mắng Long Đĩnh thậm tệ. Quá tức tối vì bị sỉ nhục, Long Đĩnh liền sát hại công chúa.
Hôm ấy, một vị quan nhỏ trong triều là Lý Công Uẩn, chẳng ngại liên lụy, đã đem thi hài vua Trung Tông đi mai táng. Long Đĩnh thấy thế cho là người trung nghĩa liền phong Lý Công Uẩn chức Điện tiền đô chỉ huy sứ. Sau khi Lê Ngọa Triều chết, Lý Công Uẩn được Đào Can Mộc cùng triều thần tôn lên ngôi báu, tức vua Lý Thái Tổ.
Vua Lý đổi niên hiệu là Thuận Thiên và cho dời đô ra thành Đại La, sau gọi là Thăng Long. Bấy giờ có giặc quấy phá vùng Diễn Châu, Lý Thái Tổ dẫn quân đi chinh phạt. Lúc trở về đến cửa Biện Loan thì trời đất tối tăm mù mịt, quan quân lo ngại, vua thắp hương cầu khấn. Bỗng từ trên trời có đám mây trắng bay là là mặt đất, trong đám mây vua thấy có một người con gái.
Người ấy tâu rằng: “Bệ hạ với tôi cùng gặp nạn Long Đĩnh, nay ngài làm vua còn tôi không nhà cửa thân thuộc, xin cho lập công để rửa điều oan khiên thưở trước”. Vua Lý nói: “Xin đa tạ tấm lòng của công chúa”.
Vừa dứt lời thì biển lặng sóng yên. Nhớ công của nữ thần, về đến kinh đô, vua sai triều thần sắc phong cho công chúa bốn chữ “Linh quang thánh ý”, và cấp cho 22 làng làm thang mộc ấp, cho dân cày cấy lấy hoa lợi để bốn mùa đèn hương phụng thờ công chúa.
Trong số này có làng Kim Văn (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Kế tiếp vua Lý Thái Tổ, các đời vua sau đều ban tặng sắc phong cho công chúa. Hiện nay, ở đình Kim Văn còn giữ được 6 sắc phong thần, đạo sớm nhất đề năm Cảnh Hưng thứ 44 (1784); đạo muộn nhất đề năm Khải Định thứ 9 (1924).
Đình Kim Văn có tam môn nhìn về phía tây. Kiến trúc gồm đại đình 5 gian nối với hậu cung 3 gian. Chính giữa hậu cung, ở vị trí cao nhất có tượng công chúa Lê Cúc Phương đặt trong ngai thờ. Đình còn giữ được nhiều hoành phi, câu đối trong đó có câu (tạm dịch nghĩa):
Từ bao đời nay, hai làng Kim Lũ, Kim Văn có tục kết chạ; hằng năm cùng mở hội vào ngày 9 tháng 2, có rước giao hiếu giữa hai làng.
Lịch sử là thế, nhưng khi vào phim Huyền sử thiên đô, công chúa Lê Cúc Phương cùng với Đào Can Mộc, Lý Công Uẩn cưỡi ngựa nhong nhong từ Hoa Lư ra Thăng Long. Không biết vào năm nào? Dựa vào tư liệu nào?
Chúng ta đều biết làm phim thì phải hư cấu để mang lại tính hấp dẫn cho khán giả. Điều đó có thể xảy ra ở phim dã sử hoặc thể loại khác. Còn những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có thật thì cần cẩn trọng kẻo sẽ bóp méo lịch sử, có tội với tiền nhân. Thế hệ con cháu sau này biết tin vào đâu? Tin tư liệu chính sử hay phim truyền hình?
Vả lại, về phong tục tập quán nước ta ảnh hưởng tư tưởng phong kiến “tam tòng tứ đức” và “nam nữ thụ thụ bất thân”, vậy mà từ thời Tiền Lê cách đây hơn một nghìn năm lại có một vị công chúa cấm cung cưỡi ngựa cùng hai người đàn ông suốt bao chặng đường?
Hay là phim truyền hình do sản xuất nhanh chỉ cần đủ thời lượng phát sóng nên không cần quan tâm đến điều gì khác nữa?
Khán giả rất cần câu trả lời của các nhà làm phim vì các cụ trong Ban quản lí di tích đình Kim Văn đang bị con cháu chất vấn chưa biết trả lời như thế nào? Lớp trẻ rất tin truyền hình - vì truyền hình cho ta nhìn thấy, còn tư liệu thành văn hiện nay người ta đang ngại đọc.
XSBP 19/4: Xổ số Bình Phước được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Bình Phước. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHCM 19/4: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHG 19/4: Xổ số Hậu Giang được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Dù được chơi trên sân nhà Pleiku và nhập cuộc chủ động, Hoàng Anh Gia Lai vẫn không thể giành điểm khi để thua 0-1 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trong trận đấu thuộc vòng 19 V-League 2024/25 diễn ra chiều 18/4.
Thất bại 0-1 ngay trên sân nhà trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh không chỉ khiến HAGL nối dài chuỗi trận bất ổn, mà còn đẩy đội bóng phố Núi vào tình thế khó xử trong cuộc đua trụ hạng.
Sáng 18 tháng 4, người dân được chiêm ngưỡng máy bay thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc trên bầu trời Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên dưới, tại bến Bạch Đằng, đại bác cũng luyện tập từ sớm để chuẩn bị cho ngày đại lễ 50 năm thống nhất non sông.
XSMB 18/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 18/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã có trận đấu tập duy nhất trong nước, khép lại giai đoạn đầu tiên của quá trình chuẩn bị cho Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sẽ sang Nhật Bản tập huấn từ ngày 20/4, sau đó đến Trung Quốc dự vòng chung kết châu Á 2025.
Ban Chỉ đạo Trung ương các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong giai đoạn 2023-2025 tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trận cầu điên rồ tại tứ kết Europa League đã khép lại với chiến thắng cho MU. Một đêm bùng nổ tại Old Trafford, và người ta không thể không nhắc tới một cái tên - Casemiro.
Cuốn tiểu thuyết "Báu vật trời Nam – Bên kia thế giới" của nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư đã ra mắt độc giả, đánh dấu sự trở lại ấn tượng của một trong những cây bút nữ nổi bật của nền văn học Việt Nam đương đại.
"Yêu lắm Việt Nam"- Dự án kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số đặc biệt có ý nghĩa khi ra mắt trong dịp Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, góp phần lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.
Sân khấu West End tráng lệ của London (Anh) bừng sáng với phiên bản nhạc kịch đầy mê hoặc của tiểu thuyết kinh điển The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) ra đời năm 1925 từ ngòi bút F. Scott Fitzgerald.