Nhạc kịch Broaway - nhìn từ Đông Nam Á

22/01/2017 20:59 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Đương nhiên chúng ta không thể so sánh xa vời nhạc kịch "made in Vietnam" với thứ nhạc kịch nguyên gốc đang được trình diễn trong những nền công nghiệp kịch nghệ nổi danh của thế giới. Thử nhìn sang những nước láng giềng cũng thuộc khu vực Đông Nam Á, để xem nhạc kịch ở đó ra sao.

1. Vở nhạc kịch Rent từng đoạt giải Tony (giải thưởng được ví như Oscar trong điện ảnh), là xuất phẩm đầu tiên của Atlantis Production, hiện là một trong những nhà sản xuất sân khấu hàng đầu của nước láng giềng Philippines, quốc gia Mỹ Latinh vùng Đông Á.

Năm 2012, Atlantis Production đã mở màn chuỗi đêm diễn trong năm bằng In the Heights đậm chất Carribe của Lin Manuel Miranda - người sau này trở thành “đầu não” của vở nhạc kịch off-Broadway nổi tiếng Hamilton.

Nhưng cái đáng chú ý hơn nằm ở hàng loạt những xuất phẩm sân khấu khác diễn ra gần như liên tục không chỉ ở Manila mà còn tại Singapore, có thể kể như Jesus Christ Superstar, Hedwig and the Angry Witch, Rocky Horror Show, Dreamgirls, Beauty and the Beast và Little Mermaid của Disney, Doubt, Legally Blonde, Rock of Ages, và đơn đặt hàng từ chính chủ Disney Theatrical cho Aladdin.


Những vở diễn lớn như "Le Miserables" (Những người khốn khổ) (ảnh), Lion King… thường xuyên được nhập khẩu nguyên trạng để biểu diễn ở Singapore

Chen giữa những ngôi sao hạng A cấp MTV và những show diễn âm nhạc luôn sáng đèn bất kể thể loại, dòng nhạc, độ khó nghe, các vở nhạc kịch tại Philippines luôn có một chỗ đứng bằng vai phải lứa, và lâu dài trong nền văn hóa chuộng âm nhạc rất mực này.

Theo dòng lịch sử sân khấu Philippines, có 6 kẻ gàn chán nản với những sân khấu chỉ dành cho giới rủng rỉnh túi thời bấy giờ - tức 1967, 50 năm về trước – và tịnh bóng nhà hát sân khấu. Họ quyết định tạo nên sự thay đổi, tạo dựng một môi trường chuyên nghiệp, bài bản cho những vở kịch thương mại mà bất cần Broadway.

Nhạc kịch Việt Nam - Ước mơ vươn tới một ngôi sao: Nhộn nhịp và… quắt quay

Nhạc kịch Việt Nam - Ước mơ vươn tới một ngôi sao: Nhộn nhịp và… quắt quay

Thời gian gần đây, tại Hà Nội và TP.HCM liên tục xuất hiện những dự án nhạc kịch có quy mô và sự bài bản.

Vở diễn đầu tiên, diễn ra vào một đêm mưa tháng 3 năm 1967, cho 16 khán giả đã là một tuyên ngôn theo cách nào đó: Who’s Afraid of Virginia Wolfe? Ai mà sợ? Ngót 50 năm sau, 400 xuất phẩm sân khấu đã ra đời dưới cái tên Repertory Philippines, với con số trung bình 150 buổi diễn hàng năm, từ những vở diễn thịnh hành, kinh điển đương thời đến những vở thuộc thể loại hài hước trào lộng, chính kịch và những vở nhạc kịch công phu nhất của thế giới, như Les Miserables, Evita, Amadeus, Sweeney Todd hay Romeo & Juliet.

15 năm qua, họ mở tiếp nhánh Rep Theatre for Young Audiences hòng hun đúc ham mê thưởng thức sân khấu cho giới trẻ, qua những Pinocchio, Beauty and the Beast, Suessical (dựa trên các tác phẩm của bậc thầy truyện tranh Suess).

Repertory luôn là một đại thụ của công nghiệp sân khấu Philippines và “công ty biểu diễn sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp nhất thế giới”, bao quát mọi ngả ngách với một chú trọng dành cho các nghệ sĩ. Yếu tố bản địa cũng hiện diện trong các tác phẩm dù nguyên gốc ngôn ngữ biểu diễn vẫn là tiếng Anh, ngôn ngữ chính thức của Philippines. Sân khấu hiện tại của Rep, cũng là lớn nhất, có sức chứa vỏn vẹn 800 ghế (từ 200, 500, 400).

2. Nhạc Bodabil, phiên bản biểu diễn sân khấu vaudeville (đọc trại đi) Phi-hóa bao gồm hỗn hợp nhạc, hài kịch ngắn, tiểu phẩm kịch và cả ảo thuật, trong 50 năm tồn tại từ thập niên 1910 đến giữa 1960 (cái kết bởi sự ra đời của truyền hình), đã dọn sẵn lối cho những loại hình sân khấu ra đời sau đó, nhưng quan trọng nhất có lẽ là sự ham mê đến khó hiểu đối với âm nhạc của đảo quốc Philippines.

Nhạc kịch Việt Nam - Ước mơ vươn tới một ngôi sao: Người trong cuộc nói gì?

Nhạc kịch Việt Nam - Ước mơ vươn tới một ngôi sao: Người trong cuộc nói gì?

Những người trong cuộc: Đạo diễn Tây Phong, Nguyễn Phi Phi Anh, Hoàng Quân Buffalo chia sẻ về nhạc kịch Việt Nam.

Từ một sản phẩm du nhập cùng sự xuất hiện của lính Mỹ, Bodabil đã nhanh chóng trở thành một sản phẩm nội địa hóa phong phú, trải qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động, và một Katy de la Cruz (về sau có hẳn một vở nhạc kịch làm về cuộc đời nữ danh ca diêm dúa, quý phái này) và Borromeo Lou, ông bầu sân khấu đại tài.

3. Với Singapore, chuyện đơn giản hơn hẳn nếu đó không phải là một xuất phẩm sân khấu từ Philippines. Ở tính chất của một siêu đô thị đa văn hóa và toàn cầu hóa cao độ, các xuất phẩm nội địa có vẻ là một xa xỉ khi việc nhập khẩu các diễn viên trực tiếp từ các lò biểu diễn danh giá ở châu Á, ở Broadway hay West End từ chính các đoàn hát lớn nhỏ là quá dễ dàng.

Người Singapore, không đau đáu về tính dân tộc, và Sing dường như luôn là một thị trường của vô vàn lựa chọn khi động đến cái gọi là thưởng thức. Ngay tại Philippines, các xuất phẩm cũng hoàn toàn có thể tuyển chọn diễn viên từ các lò nêu trên, đơn cử như 50 Shades! The Musical Parody.

Du Lê
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm