Vẫn biết ‘đồng tiền đi liền khúc ruột’, nhưng đối với người thân, khi cho mượn 4 loại tiền này thì KHÔNG nên đòi lại

04/05/2023 10:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

"Mượn tiền thấu lòng người, trả tiền thấu nhân phẩm". Ở bất cứ góc độ nào, miễn là bạn cho người khác mượn tiền, tất phải đòi lại. Ngay cả khi đối phương không có khả năng hoàn trả, bạn cũng phải mở miệng đòi lại, nhất quyết không được để bản thân chịu thiệt. Nhưng có một số trường hợp vẫn nên được tính là ngoại lệ, nếu không muốn hối hận về sau.


Tiền của ai cũng là tiền mồ hôi nước mắt, bạn trân trọng tiền của người khác cho mình mượn, thì cũng phải biết tôn trọng chính mình và đồng tiền do mình làm ra, không thể để nó dễ dàng bị người khác lấy đi như vậy được. Thế nhưng có một phương pháp xử sự gọi là "ngoài vuông trong tròn". Ý bảo, trong đối nhân xử thế, cao chiêu nhất chính là hai chữ "linh hoạt".

Cụ thể hơn trong trường hợp này nghĩa là đối xử với người ngoài thì khác với người trong nhà. "Trong tròn" nghĩa là đối với anh chị em nên linh hoạt ứng xử, không nên quá tuyệt tình, cứng nhắc, có vài chuyện vẫn nên nhường nhịn lẫn nhau. Khi càng khó khăn, chúng ta càng nên đoàn kết lại, một lòng phấn đấu, hỗ trợ dìu nhau qua cơn nguy khốn. 

Về phương diện cho vay tiền, chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp "ngoài vuông trong tròn", nên dựa vào tình hình chi tiết để phân tích vấn đề. Nếu như anh chị em mượn bạn 4 loại tiền sau đây thì không nên đòi hay thúc giục họ hoàn trả. Đọc xong bạn ắt sẽ hiểu đạo lý thâm sâu ẩn ở phía sau. 

1. Tiền cho cháu ăn học, không nên đòi, đợi khi con cháu thành tài ắt sẽ tự động báo đáp 

Chú tôi có 2 người con trai, 1 đứa con gái. Khi nuôi đứa con trai út, Hoàng Hoa, lên trung học phổ thông, chú ấy phải bán đi vườn cam mới có thể miễn cưỡng gồng gánh qua được cửa ải lần đó. Nhưng đến khi Hoàng Hoa đậu đại học thì chú đã hết cách, bèn phải cắn răng đi vay mượn họ hàng để nuôi con ăn học. 

Hầu hết các họ hàng thân thích đều không cho chú mượn tiền, chỉ có anh chị em ruột mới chịu hùn hạp lại với nhau được một mớ đưa cho chú giải mối nguy trước mắt. Anh chị em rõ ràng biết chú ấy không có khả nằng hoàn trả, những vẫn cho chú ấy mượn tiền nuôi Hoàng Hoa ăn học, không chỉ một năm mà đến tận 4 năm đại học. 

Trong 4 năm đó, không ai đòi nợ chú ấy, họ thậm chí còn trấn an chú rằng: "Hãy nói thằng bé an tâm học hành, bọn tôi sẽ tìm cách kiếm tiền."

Thân là thế hệ trưởng bối, cho cháu mượn tiền ăn học thì tuyệt đối không nên vừa cho mượn hôm nay ngày mai đã nóng lòng đòi lại. Như vậy chỉ càng gia tăng phiền não cho lớp trẻ.

Vẫn biết ‘đồng tiền đi liền khúc ruột’, nhưng đối với người thân, khi cho mượn 4 loại tiền này thì KHÔNG nên đòi lại - Ảnh 2.

2. Tiền khởi nghiệp không cần đòi, tôn trọng quy tắc phân chi lợi ích là được 

Ở vùng Lệ Thủy, Chiết Giang, Trung Quốc, có một bà lão tính tình trung thực tên là Trần Kim Anh. Khi nghỉ hưu, bà bắt đầu sáng lập một nhà máy sản xuất quần áo, bà đi khắp nơi mượn tiền bạn bè, người thân. Khi bà làm ăn thua lỗ, tất cả các chủ nợ đều đến nhà đòi nợ, duy chỉ có cháu trai ruột của bà là Trần Kỳ Đức là không đến hay nhắc với bà bất kỳ từ nào liên quan đến số nợ. 

Sau vài lần vật lộn với khó khăn, Trần Kim Anh cuối cùng cũng đã "đông sơn tái khởi", có lợi nhuận, bà liền mang tiền đi trả hết nợ cho mọi người. Và cháu trai Trần Kỳ Đức đương nhiên cũng nhận lại được số tiền nợ của mình. Qua câu chuyện này, có thể thấy, giọt máu đào dù sao cũng hơn ao nước lã, người nhà dù sao vẫn hơn người ngoài. 

Một người chí thú làm ăn, đương nhiên ai cũng sẽ hết mực ủng hộ. Nhưng khi nói đến tiền bạc, thì người ngoài lại khác với người trong nhà. Nếu đã là người thân ruột thịt thì tốt nhất đừng nên ép nhau đến bước đường cùng, vì suy cho cùng, đâu ai muốn mình làm ăn thua lỗ. Nếu như ban đầu đã có giao ước, vậy thì chỉ cần làm đúng như những gì đã hứa hẹn là được. 

3. Số tiền cứu nguy không nên thúc giục đòi lại, có thể xem đó là "số tiền người nhà hỗ trợ lẫn nhau" 

Anh chị em như thể chân tay, có người khá giả có kẻ sa cơ, nhưng cũng đừng quên khi nhỏ chúng ta đều đã từng ở chung dưới một mái nhà, nằm chung trong một vòng tay mẹ, đều là đồng bào. Cho nên, khi có anh chị em gặp cảnh nguy khốn cần giúp đỡ thì bạn nên giúp đỡ đối phương hết sức có thể. Nếu như xác định đối phương không có khả năng hoàn trả thì bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý, đừng để chuyện đã rồi mới đi hối hận, sau cùng sinh ra tâm thái tiêu cực, lúc nào cũng vào tư thế đòi nợ, làm mất tình nghĩa, càng làm xấu mặt mình. 

Nhiều khi giữa tình thân với nhau, không phải lúc nào cũng nói đến lợi ích hay báo đáp. Đơn giản, đó chỉ là tình yêu của hai chữ "gia đình" mà thôi, mà tình yêu đúng nghĩa chính là loại tình yêu vô điều kiện. Thứ bạn cho anh chị em mình khi khốn khó vốn không phải là tiền, mà là sự ấm áp giữa trời đông. 

Vẫn biết ‘đồng tiền đi liền khúc ruột’, nhưng đối với người thân, khi cho mượn 4 loại tiền này thì KHÔNG nên đòi lại - Ảnh 3.

4. Số tiền cho người có nhân phẩm tốt vay, không cần thúc giục, khi có tiền, họ nhất định sẽ tự giác trả 

Không phải ai cũng có tư tưởng làm "lính đào ngũ". Trên đời này không thiếu những người vừa mượn tiền thì đã suy nghĩ cách để hoàn trả. Vì thế, khi cho một người có nhân phẩm tốt vay tiền thì bạn không cần phải lo lắng thúc giục. Miễn là có tiền thì họ nhất định sẽ trả bạn ngay. 

Năm tôi 17 tuổi, mùa tết đến, bác của tôi có mượn cha tôi vài triệu để trang trải dịp lễ. Vào mùa thu, nhà bác ấy có thu hoạch một vụ lúa, nhưng vẫn chưa có ý định trả tiền. 

Mẹ tôi liền nói: "Đều là người thân, sao lại có thể mượn tiền không trả như vậy chứ?"

Nhưng cha tôi lại nói: "Đừng lo, anh ấy không phải loại người như thế đâu."

Cuối năm đến, bác tôi quả thật đã mang tiền sang trả, còn nói rất nhiều lần câu: "Xin lỗi, trả tiền quá trễ." 

Hóa ra bác ấy luôn nhớ việc mình thiếu nợ nhà tôi, nhưng do người mua lúa không trả tiền đúng hạn nên đến giờ mới có tiền trả lại cho nhà tôi. Một giáo sư người Trung Quốc, Vu Đan từng nói: "Quy tắc sinh tồn trong xã hội thế kỷ 21 chính là: xây dựng thương hiệu cá nhân, lấy tên của bạn biến thành tiền."

Là anh chị em với nhau, bạn chắc chắn biết nhân phẩm của từng người là như thế nào. Đối với những người có tư tưởng "đào ngũ" thì đừng nên cho họ mượn tiền. Còn với những người có nhân phẩm tốt, khi cho họ mượn tiền thì không cần lo lắng thúc giục. 

Tiền bạc không bao giờ có thể hơn chân tình. Nhưng hiếm khi tiền có thể củng cố và hỗ trợ tình thân như những trường hợp kể trên, thì ngại gì mà bạn lại không bỏ ra? Không phải dù kết quả có ra sao thì bạn vẫn sẽ có lời đó sao? 

Ai cũng sẽ gặp khó khăn trong đời, hôm nay là anh chị em bạn, ngày mai rất có thể sẽ là bạn, giúp người cũng chính là dự trữ sẵn những sự trợ giúp cho chính mình trong tương lai. Một đời, nói dài không dài, nói ngắn không ngắn, nhưng nếu chọn cô độc hành tẩu, chi bằng hãy sát cánh cùng gia đình, người thân, hành trình này sẽ lại càng có ý nghĩa hơn.

Trần Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm