Sở GTVT Hà Nội đề xuất phương án kiểm định và thu phí khí thải xe máy

23/08/2022 10:30 GMT+7 | Tin tức 24h

Ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên cả nước có chiều hướng gia tăng về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như sức khỏe cộng đồng.

Hà Nội phân làn trên đường Nguyễn Trãi: Xe buýt 'dễ thở', xe máy còn lộn xộn

Hà Nội phân làn trên đường Nguyễn Trãi: Xe buýt 'dễ thở', xe máy còn lộn xộn

Sau khi biện pháp tổ chức lại giao thông tại 4 nút giao thông trọng điểm; trong đó có nút Ngã Tư Sở bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm nhiệt tại các điểm nóng giao thông này, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tiếp tục thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi, đoạn Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân.

Nhằm đánh giá hiện trạng phát thải của xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành, thực thi giải pháp cải thiện chất lượng không khí và quản lý giao thông hiệu quả, từ  ngày 12-30/11/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai Chương trình "Thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn Thủ đô". Chương trình gồm các hoạt động: Đo kiểm khí thải, thí điểm tiếp nhận xe mô tô, xe gắn máy cũ người dân thải bỏ và hỗ trợ chuyển đổi sang xe máy mới, khảo sát ý kiến nhân dân về tác động của chính sách kiểm soát khí thải xe máy.

Kết quả, qua khảo sát trực tiếp trên 3.800 chủ xe máy, có 86% người ủng hộ chính sách kiểm soát khí thải, khoảng 29% người cho biết sẽ đưa xe máy cũ, thải bỏ tới điểm thu hồi theo quy định. Đa số người dân đồng thuận với mức phí kiểm tra 30.000 - 50.000 đồng/lần (tần suất mỗi năm một lần).

Chú thích ảnh
Các phương tiện lưu thông trên đường. Ảnh minh họa : Tuấn Anh - TTXVN

Kiểm tra ngẫu nhiên khí thải hơn 5.200 xe có tuổi đời trên 5 năm cho thấy, các phương tiện này có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép. Cụ thể, tỷ lệ xe không đạt tiêu chuẩn Việt Nam mức 1 là hơn 54% và mức 2 là trên 60% (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6438:2018 về phương tiện giao thông đường bộ giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải, nồng độ CO và HC trong khí thải của phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức được xác định ở mức 1 là 4,5 CO (% thể tích), mức 2 là 3,5 CO (% thể tích).

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, đến tháng 7/2022, thành phố có hơn 7,6 triệu phương tiện; trong đó có hơn 1 triệu ô tô (chưa kể nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn), gần 6,5 triệu xe máy các loại (khoảng 1/2 là xe máy cũ, sản xuất trước năm 2000) và khoảng 180.000 xe máy điện.

Phân tích từ cơ quan chuyên môn, một chiếc xe máy hoạt động sẽ thải ra 80 - 90% khí CO và khí NO, 50% lượng NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Đáng lo ngại, trong quá trình hoạt động, xe cũ thải ra môi trường lượng khí độc cao gấp nhiều lần so với các loại xe được bảo dưỡng định kỳ. Các chất ô nhiễm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi trường không khí đô thị và là một trong những nguyên nhân gây hại trực tiếp tới sức khỏe nhân dân.

Trước thực trạng này, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất, năm 2023, thành phố sẽ xây dựng khung pháp lý và ban hành kế hoạch kiểm soát khí thải xe máy; nghiên cứu phân vùng bảo vệ môi trường không khí, hạn chế xe máy. Hà Nội xây dựng, ban hành tiêu chuẩn khí thải xe máy đang lưu hành và các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến quản lý khí thải xe máy, bao gồm cả đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ kiểm định khí thải xe máy.

Dự kiến, giai đoạn 2024-2025, Hà Nội thí điểm kiểm định khí thải xe máy sử dụng từ 5 năm trở lên, với tần suất một lần/năm, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt. Phạm vi kiểm soát là địa bàn toàn thành phố và bắt đầu áp dụng phân vùng các khu vực theo tiêu chuẩn khí thải.

Minh Nghĩa/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm