Cảnh báo các biến thể tương lai của virus SARS-CoV-2 né tránh được phản ứng miễn dịch tế bào T

11/02/2022 16:04 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Một số biến thể của virus SARS-CoV-2 lưu hành hiện nay, cũng như các biến thể có thể xuất hiện trong tương lai, có khả năng né tránh phản ứng của tế bào T - tuyến phòng thủ thứ hai trong hệ thống miễn dịch của cơ thể người.

Biến thể phụ BA.2 có thể lây nhanh gấp 1,5 lần Omicron

Biến thể phụ BA.2 có thể lây nhanh gấp 1,5 lần Omicron

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, biến thể phụ "tàng hình" BA.2 của Omicron có khả năng lây lan gấp 1,5 lần so với phiên bản BA.1 vốn đang áp đảo trên toàn cầu.

Đây là kết quả nghiên cứu của ông Antonio Martín-Galiano thuộc Viện Y tế Carlos III của Tây Ban Nha và các đồng nghiệp, được đăng tải ngày 10/2 trên tạp chí khoa học PLOS Computational Biology.

Phản ứng của tế bào T ở con người được mã hóa di truyền bởi các phân tử HLA - đồng nghĩa với việc mỗi người có các HLA khác nhau với khả năng nhận diện mầm bệnh xâm nhập khác nhau.

Với hàng nghìn phân tử HLA khác nhau giữa quần thể người và hàng nghìn epitope - yếu tố quyết định kháng nguyên, có thể có trong bất kỳ loại virus nhất định nào, việc đánh giá thử nghiệm phản ứng miễn dịch của mọi HLA ở người đối với mọi biến thể virus là không khả thi. Epitope có hai chức năng chính, một trong số đó là kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.

biến thể tương lai của virus SARS-CoV-2,  biến thể, virus SARS-CoV-2, tế bào T, biến thể né tránh tế bào T, dịch bệnh, hệ thống miễn dịch, hệ miễn dịch cơ thể
 Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Novavax. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên xác định tập hợp đầy đủ các epitope, từ một biến thể tham chiếu ban đầu của virus SARS-CoV-2 thu được từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 1.222 epitope của virus SARS-CoV-2 có liên quan đến các phân nhóm HLA chính, có ở trong khoảng 90% dân số loài người; ít nhất 9 trong số 10 người có khả năng kích hoạt phản ứng của tế bào T với COVID-19 dựa trên 1.222 epitope này. Các chuyên gia sau đó kết luận rằng 47% các epitope này đã bị đột biến trong ít nhất một biến thể độc lập của virus. 

Theo đó, các chuyên gia cho rằng sự tích lũy các đột biến này trong tương lai có thể "đe dọa phản ứng tế bào T", dù ở thời điểm hiện tại khả năng này vẫn còn thấp. 

biến thể tương lai của virus SARS-CoV-2,  biến thể, virus SARS-CoV-2, tế bào T, biến thể né tránh tế bào T, dịch bệnh, hệ thống miễn dịch, hệ miễn dịch cơ thể
Thuốc điều trị COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

Một nghiên cứu khoa học khác công bố hồi tháng 12/2021 đã kết luận rằng biến thể Omicron không thể né tránh phản ứng miễn dịch của các tế bào T. Khi Omicron và các biến thể khác có thể khả năng thoát khỏi các kháng thể, tế bào T vẫn kích hoạt phản ứng mạnh mẽ và mang lại sự bảo vệ đáng kể giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất này đưa ra một cảnh báo sớm về khả năng trong tương lai, các biến thể virus SARS-CoV-2 có thể đột biến phức tạp, né tránh được phản ứng miễn dịch của các tế bào T giúp giảm khả năng nhiễm bệnh.

            Hoàng Châu/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm