Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

15/03/2018 10:58 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Thủy đậu (trái rạ) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Herpes varicellae. Đường lây chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh hoặc do tiếp xúc với bóng nước. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và gây biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

1. Triệu chứng: gồm 4 thời kỳ

Thời gian ủ bệnh: trung bình 14-15 ngày

Thời kỳ khởi phát: 24-48 giờ

- Sốt nhẹ (sốt cao ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch). Sốt cao nói lên tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.

- Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu.

- Phát ban, (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nên da bình thường, có kích thước vài mm, tồn tại khoảng 24 giờ trước khi thành bóng nước, có thể ngứa.

Chú thích ảnh

Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc):

- Giảm sốt.

- Nổi bóng nước tròn trên nền viền da, màu hồng, đường kính 3-13mm (thường dưới 5mm). Bóng nước xuất hiện ở da đầu, thân người, sau đó lan ra tay chân. Trên một vùng da có thể xuất hiện bóng nước với nhiều lứa tuổi.

- Bóng nước có thể mọc trên niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, âm đạo. Bóng nước xuất hiện càng nhiều bệnh càng nặng.

Thời kỳ hồi phục: Sau một tuần, bóng nước đóng mài, lành không để lại sẹo (trừ bội nhiễm).

2. Biến chứng

Thủy đậu là bệnh lý lành tính, tuy nhiên có thể có các biến chứng cần lưu ý như sau:

- Nhiễm trùng da (bóng nước bội nhiễm) thường gặp nhất.

- Viêm phổi, viêm gan, viêm não màng não, nhiễm trùng huyết do bội nhiễm, các biến chứng này thường rất nặng nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời.

- Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh khi bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Hội chứng Reye, Guillian – Barre (Bệnh tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ đa số sau nhiễm virus cấp tính và rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công các dây thần kinh).

3. Điều trị

Vì đây là bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài. Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ, không nên bôi lên các mụn nước chưa vỡ vì dễ làm vỡ bóng nước tạo cơ hội nhiễm trùng cao hơn.

- Trẻ cần nhập viện khi: sốt cao liên tục khó hạ nhiệt độ khi dùng paracetamol, ho nhiều, thở co lõm ngực, lừ đù hoặc bức rứt nhiều,…

- Điều trị ngoại trú: có bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc bằng thuốc kháng virus đường uống (acyclovir).

- Điều trị nhiễm trùng nếu có bội nhiễm:

+ Kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

+ Giảm ngứa bằng các thuốc kháng histamine.

+ Giảm đau hạ sốt bằng acetaminophen.

- Chăm sóc dinh dưỡng:

+ Vệ sinh da hằng ngày.

+ Mặc quần áo kín và rộng, cắt đầu móng tay.

+ Nên tắm rửa sạch sẽ, không kiên cử quá mức.

+ Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.

+ Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

4. Phòng ngừa

- Chủ động tiêm vắc xin bằng virus sống giảm độc lực cho trẻ từ 12-18 tháng tuổi với 1 liều duy nhất.

- Cách ly trẻ bị bệnh.

Tài liệu tham khảo:

1. Phác đồ diều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 1, 2013

2. Phác đồ diều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2, 2016

3. Thủy đậu: triệu chứng, cách chăm sóc và phòng bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, 2017

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long kỷ niệm 63 năm ngày Thầy Thuốc Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long kỷ niệm 63 năm ngày Thầy Thuốc Việt Nam

Nhằm kỷ niệm 63 năm ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2018) Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã tổ chức chương trình tri ân những bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh,… những con người đã dành cả tấm lòng, sự nhiệt huyết, sự yêu nghề để tiếp tục cống hiến hết mình trong công việc.

Bs.Quách Thị Kim Phúc – Khoa Nhi – BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm