Bức tranh bóng đá nhìn từ World Cup nữ 2019

17/06/2019 06:31 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Kỳ World Cup nữ 2019 diễn ra ở Pháp dường như chỉ nhận được rất ít sự quan tâm từ báo giới, trong một mùa hè không EURO hay World Cup của bóng đá nam. Khoảng cách về giới trong bóng đá vẫn còn rất rõ ràng.

Phân nhóm hạt giống vòng loại thứ 2 World Cup 2022: Việt Nam có thể rơi vào bảng khó nhất

Phân nhóm hạt giống vòng loại thứ 2 World Cup 2022: Việt Nam có thể rơi vào bảng khó nhất

Tuyển Việt Nam nằm ở nhóm hạt giống số 2 ở vòng loại World Cup 2022 (khu vực châu Á) và như vậy, đội bóng của HLV Park Hang Seo đã tránh được một loạt đối thủ mạnh từ Tây Á.

Bạn nghĩ thế nào nếu nhìn vào tỷ số 13-0 đội tuyển nữ Mỹ tạo ra trước các cô gái Thái Lan? Câu chuyện nổi bật nhất không phải ở cách đội tuyển hàng đầu thế giới đánh bại đại diện đến từ Đông Nam Á. Tâm điểm sự chú ý nằm ở màn ăn mừng của các cô gái Mỹ sau mỗi bàn thắng ghi được. Các nữ cầu thủ Mỹ mở rộng cánh tay, chia vui cùng nhau và không thiếu những nụ hôn trên môi nữa. Bên kia phần sân, không ít nữ cầu thủ Thái Lan đã bật khóc.

Những tranh cãi nổ ra xung quanh việc các nữ cầu thủ Mỹ có nên ăn mừng cuồng nhiệt sau khi tạo ra khoảng cách quá lớn trong một trận đấu. Một bên cho rằng càng ăn mừng nhiều càng lố bịch, còn ý kiến ngược lại muốn các nữ cầu thủ cứ ghi bàn theo mong muốn của mình.

Đó mới chỉ là một phần của vấn đề. Tâm điểm của giải đấu không nằm ở chuyên môn, mà lại từ câu hỏi của một cựu nữ cầu thủ có tên Abby Wambach: “Có ai dám yêu cầu các nam cầu thủ ngừng ghi bàn hay không?”. Các nam cầu thủ bóng đá vẫn luôn nhận được sự ưu ái, điều này không bàn cãi. Mặt khác, kỳ World Cup này là thời điểm các nữ cầu thủ kêu gọi sự ủng hộ từ FIFA cũng như Liên đoàn bóng đá quốc gia họ khoác màu áo trên mình.

Trong những năm gần đây, vị thế bóng đá nữ ngày càng thay đổi theo hướng tích cực. Những CLB hàng đầu châu Âu bắt đầu để ý đến bóng đá nữ. Tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên tạp chí France Football tiến hành trao giải Ballon D’Or dành cho cầu thủ nữ. Gương mặt vinh dự được nhận giải thưởng này là Ada Hegerberg, nữ cầu thủ sinh ra ở Na Uy, nhưng lại thi đấu chuyên nghiệp ở Pháp. Số lượng khán giả đến sân trong dịp World Cup nữ năm nay dự kiến vượt qua cột mốc một triệu, và lượng người xem trên truyền hình nhiều khả năng sẽ thiết lập một kỷ lục mới. Khi bóng đá nữ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, tất cả lại thấy rõ sự bất bình đẳng trong môn thể thao vua.

Cụ thể hơn, hồi tháng Ba vừa qua, 28 thành viên đội tuyển nữ bóng đá Mỹ đã mặc chung một bộ vest nhằm thể hiện sự phản đối Liên đoàn bóng đá Mỹ, cụ thể là sự phân biệt giới tính có chủ ý của tổ chức này. Theo họ, đội tuyển nữ bóng đá Mỹ được biết đến nhiều hơn các đồng nghiệp nam, từ trang mạng xã hội Twitter tới lượng khán giả theo dõi. Thành tích của bóng đá nữ Mỹ rõ ràng tốt hơn bóng đá nam. Vậy mà các cô gái đá bóng lại kiếm được ít tiền hơn. Hậu vệ Becky Sauerbrunn lên tiếng: “Thật không hay ho gì khi chúng tôi được đánh giá kém hơn, thu nhập thấp hơn chỉ vì là những cô gái đi đá bóng”.

Thực tế này không chỉ diễn ra ở đội tuyển bóng đá nữ Mỹ. Trong một sự kiện quảng cáo có sự hiện diện của đội tuyển bóng đá nữ Đức, một người giấu tên đã phát biểu: “Chúng tôi chơi cho một đội tuyển mà tất cả còn chưa hề biết đó là đội tuyển nào”. Ngay cả Hegerberg, chủ nhân Ballon D’Or dành cho nữ, cũng không góp mặt ở giải World Cup nữ, một phần vì cơ hội bóng đá nữ bị hạn chế ở Na Uy. Rõ ràng, khoảng cách giữa bóng đá nữ và nam vẫn khó có thể được san lấp trong tương lai gần.

Có ít nhất 30 cầu thủ đồng tính nữ ở World Cup

Trong số 24 đội tuyển tham dự World Cup nữ năm nay, có ít nhất 30 nữ cầu thủ là đồng tính. Đây là con số cao nhất ở một sự kiện bóng đá quốc tế. Ở kỳ World Cup nữ trước đó, con số này là 18 cầu thủ. Hai đội tuyển Hà Lan và Mỹ có nhiều cầu thủ đồng tính nữ nhất, với 5 người, tiếp theo đó là đội tuyển Anh với 4 người. Con số này chưa kể đến một số nước bảo thủ về giới tính như Cameroon, Jamaica hay Nigeria.

Đức Linh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm