(TT&VH) - Tạt a-xít là một phương cách khủng khiếp mà con người nghĩ ra để hại nhau. Tại Pakistan có một nhóm phụ nữ bị a-xít hủy hoại nhan sắc và sức khỏe đang tích cực chống lại tội ác man rợ này.
Bibi trước khi bị tấn công
Naziran Bibi khao khát pháp luật áp dụng cách thức “máu trả bằng máu” đối với kẻ đã hắt a-xít làm cháy gương mặt, gây mù mắt và hủy hoại tương lai của chị. “Mỗi con mắt đổi lấy một con mắt” - chị nói với phóng viên AFP. Cơn thịnh nộ của Bibi dường như làm nóng cả căn phòng nhỏ trong một văn phòng từ thiện tại thủ đô Pakistan: “Kẻ nào đổ a-xít vào mặt người khác, kẻ đó cũng phải chịu hình phạt tương tự. Vâng, tôi muốn chuyện này phải được thực thi. Cuộc sống của tôi như đã kết thúc”.
Bibi, một phụ nữ trẻ thất học, sống tại vùng chuyên trồng bông của tỉnh Punjab. A-xít đã cướp đi cả tuổi trẻ lẫn vẻ đẹp của Bibi khi chị mới 23 tuổi. Khuôn mặt Bibi giờ đây méo mó, lồi lõm sẹo. Chị không còn môi trên do bị a-xít hủy hoại. Mũi chị mới chỉ được tái tạo một phần dù đã trải qua mấy cuộc phẫu thuật. Nơi từng là đôi mắt giờ chỉ còn lại những hố sâu. Người lần đầu tiếp xúc với Bibi không tránh được cảm giác ghê sợ.
Chồng chết, Bibi bị ép làm vợ lẽ của anh rể. Chị đã bị đối xử cực kỳ tồi tệ. Cách đây khoảng một năm, có kẻ đã đổ a-xít vào mặt Bibi khi chị đang ngủ. Đau đớn, hoảng loạn và lo sợ cho hai đứa con gái, chị nghe lời chồng xúi giục nên đã tố cáo một người đàn ông vô tội. Tuy nhiên, giờ đây Bibi đang tìm cách rút lại những lời khai ban đầu. Chị tin rằng thủ phạm thực sự là người chồng thứ hai. Hắn vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. “Tôi rơi vào vực thẳm, đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác. Tôi chỉ nung nấu ý nguyện phải trừng phạt kẻ đã hại mình. Tôi muốn đổ a-xít vào mặt anh ta. Không chỉ anh ta mà với tất cả những kẻ đã dùng a-xít hại người khác” - chị nói.
Tạt a-xít là hiện tượng thường gặp ở Campuchia, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác. Theo nghiên cứu của hai tổ chức Taru Bahl và M.H. Syed, 80% nạn nhân các vụ tấn công bằng a-xít là phụ nữ và gần 40% trong số đó dưới 18 tuổi.
Nạn nhân bị tấn công bằng a-xít thường có tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề về mặt thể xác và cần trải qua nhiều cuộc phẫu thuật chỉnh hình kéo dài, tốn kém và đau đớn. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ về mặt tâm lý cần có sự can thiệp sâu của các nhà tâm lý, chuyên gia tư vấn trong từng giai đoạn phục hồi về thể xác. Phần lớn nạn nhân bị tấn công bằng a-xít thường rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng. Các vết sẹo trên cơ thể khiến họ xấu hổ, e ngại tiếp xúc với người ngoài. Họ thường trốn tránh xã hội vì sợ định kiến và những lời dèm pha từ cộng đồng.
Mong muốn báo thù của Bibi là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ bị tạt a-xít ở Pakistan lại nghĩ tới những vấn đề lớn hơn. Họ tích cực vận động chính phủ thay đổi luật để ngăn chặn các vụ tấn công tương tự.
Có điều, việc này không hề dễ dàng bởi Pakistan là quốc gia Hồi giáo bảo thủ, nơi mà phụ nữ, đặc biệt những người sống tại các vùng nông thôn nghèo, bị coi như một dạng hàng hóa và ít khi được cảnh sát bảo vệ. Họ cũng chịu sức ép không được làm mất mặt gia đình. Cho tới nay, Pakistan vẫn chưa có đạo luật chống lại tình trạng bạo lực gia đình. Đạo luật này đã được phác thảo sơ bộ song chưa vượt qua giai đoạn tranh luận do các nghị sĩ theo đường lối bảo thủ phản đối.
Naziran Bibi tết tóc cho một nạn nhân bị tấn công bằng a-xít
Trong khi đó, các vụ tấn công bằng a-xít ở Pakistan vẫn đang tăng lên. Theo Quỹ Nạn nhân bị tấn công bằng a-xít ở Pakistan (ASF), trong năm 2009 có 48 vụ được ghi nhận. Con số thật được Sana Masood, cố vấn pháp lý của quỹ này, đánh giá là cao hơn nhiều vì không ít nạn nhân ngại tố cáo kẻ tấn công. Naila Farhat mới chỉ 13 tuổi khi bị một gã đàn ông ném bịch a-xít vào mặt. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô bé không chấp nhận hắn làm rể. Kẻ thủ ác chỉ bị kết án 12 năm tù giam và nộp 1,2 triệu rupee (14.250 USD) bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên khi y kháng án, tòa phúc thẩm đã giảm nhẹ hình phạt và tuyên bố thủ phạm có thể được thả ngay nếu nộp đủ tiền bồi thường. Tức giận, Farhat và ASF đã đâm đơn khiếu nại lên Tòa án Tối cao Pakistan. Đây là vụ tấn công bằng a-xít đầu tiên được tòa án cấp cao nhất ở Pakistan thụ lý. Kết quả, chánh án đã đảo ngược quyết định của tòa phúc thẩm trong vòng vài phút. Chánh án Iftikhar Mohammad Chaudhry đặc biệt quan tâm tới vụ việc này và đề nghị chính phủ thông qua đạo luật mới để kiểm soát việc buôn bán a-xít cũng như tăng hình phạt liên quan tới hoạt động tấn công bằng a-xít.
Hành động của ông Chaudhry nhận được sự ủng hộ từ ASF. Theo Masood, người dân Pakistan có thể mua a-xít đậm đặc, vốn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp trồng và xử lý bông, một cách dễ dàng. Khi rơi vào tay kẻ xấu, axít trở thành vũ khí cực kỳ kinh khủng. “Bởi người ta có thể dễ dàng kiếm được a-xít nên họ cũng hay sử dụng. Vì những tranh cãi trong nhà hết sức đơn giản, người ta cũng có thể tạt a-xít vào nhau” - Masood nói - “A-xít không chỉ tàn phá gương mặt nạn nhân mà còn hủy hoại cuộc đời của họ”.
Ngoài việc kiểm soát “thị trường” a-xít, một trong những điều quan trọng là ban hành luật bắt kẻ tấn công trả các chi phí điều trị và tư vấn tâm lý cho nạn nhân. Mấy năm qua, ASF đã tích cực vận động để đạo luật này được thông qua. Nỗ lực đó, kết hợp với hoạt động đấu tranh của cô bé Farhat, đã không uổng phí. Giờ họ đang tràn đầy hy vọng rằng đạo luật sẽ được đệ trình lên Quốc hội trong tháng này. “Các nghị sĩ nên thông qua đạo luật đó và chúng tôi không nghĩ là chính phủ trì hoãn hoặc cản trở việc đưa đạo luật vào cuộc sống” - nghị sĩ Marvi Memon tuyên bố. Không có sự can đảm của Farhat, những bước tiến lớn này có thể sẽ không đạt được. “Tôi luôn khuyến khích các nạn nhân bị tạt a-xít đứng lên đấu tranh. Tôi nói với họ rằng nên tiếp tục chiến đấu vì quyền lợi của mình và không phải e ngại việc ra khỏi nhà. Họ cần tiến lên một cách mạnh mẽ” - chị tâm sự.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, rạng sáng 27/11 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Cúp C1 châu Âu, Cúp C1 châu Á, hạng nhất Anh, La Liga 2, Cúp Nhà vua Tây Ban Nha.
Đội tuyển Thái Lan đã công bố danh sách 26 cầu thủ chuẩn bị cho AFF Cup 2024, với quyết định đáng chú ý là mang đến giải đấu đội hình gần như mạnh nhất, trái ngược với xu hướng sử dụng đội hình phụ hoặc thử nghiệm ở các kỳ AFF Cup trước.
Tháng 5/2021, đội tuyển futsal Việt Nam đã tạo nên một trong những chiến công đáng nhớ nhất lịch sử bóng đá nước nhà khi vượt qua Lebanon để giành suất cuối cùng tham dự FIFA Futsal World Cup 2021 tại Lithuania.
XSMN 27/11: Xổ số miền Nam ngày 27/11/2024 gồm các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ và Đồng Nai Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 27/11 trên Thethaovanhoa.vn.
XSMB 26/11: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp các trận đấu thuộc giải cúp C1 châu Á, C1 châu Á, cúp C2 châu Âu
Một thời gian ngắn sau khi bắt đầu công việc ở MU, huấn luyện viên Ruben Amorim đang cân nhắc tìm một ngôi nhà để ổn định chỗ ở tại thành phố Manchester.
Tháng 11 này, thế giới kỷ niệm 8 năm ngày mất của Leonard Cohen. Và để nói về sự nghiệp của nhạc sĩ này, có lẽ chỉ cần 1 câu duy nhất: Ông chính là thần tượng của huyền thoại Bob Dylan.
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm đầy biến động, với những thay đổi sâu sắc trong chính trị toàn cầu, văn hóa và thể thao, mở ra những thách thức và cơ hội mới. Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm sau.
Mitsubishi Electric là thương hiệu dẫn đầu thế giới về thiết bị điện. Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, thương hiệu này đã có sự đổi mới không ngừng và mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng.