Những phong tục Giáng sinh kỳ lạ và ý nghĩa trên thế giới

24/12/2018 18:54 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Giáng sinh thì có lẽ ai cũng biết, nhưng phong tục đón giáng sinh của các nước trên thế giới như thế nào thì không phải người nào cũng nắm rõ. Bạn có biết vì sao người Na Uy thường giấu hết chổi vào đêm Giáng sinh? Hay người Nhật ăn gì vào ngày này?

Google 'Mừng mùa lễ hội' với ông già Noel, tuần lộc, kẹo que, những chú lùn chuyển quà

Google 'Mừng mùa lễ hội' với ông già Noel, tuần lộc, kẹo que, những chú lùn chuyển quà

Sáng nay 23/12, người dùng mở trang tìm kiếm lớn nhất thế giới thấy trên Doodle google có từ khóa Mừng mùa lễ hội! kèm hình ảnh quen thuộc của lễ Giáng sinh bao gồm ông già Noel, tuần lộc, kẹo que

Giáng sinh trên quê hương Ông già Noel

Cũng như với hàng tỉ người theo đạo Kitô giáo trên khắp thế giới, Giáng sinh hay Noel (Joulu trong tiếng Phần Lan) là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Phần Lan - xứ sở của Ông già Noel. Lễ Giáng sinh được coi là dịp để gia đình, người thân sum họp và bạn bè, họ hàng gặp gỡ thăm hỏi nhau.

Lễ Giáng sinh ở Phần Lan kéo dài trong ba ngày từ 24/12 đến 26/12, trong đó quan trọng nhất là đêm 24/12. Tuy nhiên, mùa Giáng sinh có thể nói bắt đầu từ đầu tháng 12 với việc chuẩn bị không chỉ ở các gia đình mà ở các công sở, cơ quan cũng như trường học. Đây là thời gian các cơ quan, trường học, hội đoàn tổ chức các buổi liên hoan (gọi là pikku joulu - Giáng sinh bé, trong tiếng Phần Lan) trước lễ đón Giáng sinh theo truyền thống ở gia đình. 

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel

Theo truyền thống của người Phần Lan, cùng với việc dọn dẹp và trang trí nhà cửa, tắm sauna là việc làm gần như bắt buộc đối với mọi người trước ngày Giáng sinh giống như phong tục tắm nước lá mùi trước Tết Nguyên đán của người Việt. Việc dùng cây thông Noel trong nhà chỉ mới được dùng ở Phần Lan vào những năm 30 của thế kỷ 19. Bữa ăn tối trước đêm Noel và việc thắp nến trước mộ những người đã khuất thường diễn ra vào ngày 24 cũng là hai nét đặc trưng trong những ngày lễ Noel của Phần Lan. 

Bữa ăn tối trước đêm Noel là bữa ăn quan trọng nhất của các gia đình trong năm với những món truyền thống như kinkku (thịt chân giò lọc xương bó chặt, được nướng chín trong lò), cá hồi tươi, cá trích Baltic muối chua, khoai tây đánh nhuyễn, cháo yến mạch, gọi là puuro trong tiếng Phần Lan và một số loại rau làm salat. Người ta còn làm nhiều loại bánh quy có vị cay, với nhiều hình dáng khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là chiếc bánh có hình một ngôi nhà được làm rất công phu. 

Về đồ uống, mặc dù ngày nay có nhiều loại bia, rượu khác nhau, nhưng trong những ngày lễ Giáng sinh của người Phần Lan vẫn không thiếu được glögy – một loại “rượu” nhẹ được làm từ rượu đỏ cho thêm đường và một số loại thảo mộc có vị cay. 

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel

Nhưng thời điểm hồi hộp và thú vị nhất trong đêm Noel là lúc Ông già Noel (tiếng Phần Lan gọi là Joulupukki) xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ rực, bộ râu dài trắng toát với một túi quà trên vai để chia cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Theo truyền thống Phần Lan sau bữa cơm tối đêm Giáng sinh, trẻ em đội những chiếc mũ đỏ hình chóp trên đỉnh có gắn quả chuông quây quần bên phòng khách của gia đình để chờ đón Joulupukki. Những chiếc mũ đỏ của trẻ em mô phỏng những chiếc mũ của những người lùn (gọi là tontu trong tiếng Phần Lan) giúp việc cho Joulupukki. 

Theo truyền thống có từ thế kỷ thứ 13, đúng 12 giờ trưa Ngày Giáng sinh (25/12), từ ban công nhà thờ cổ nhất của Phần Lan ở Turku (thủ đô của Phần Lan từ 1809-1812, cách Helsinki 150km về phía Tây Nam), vị giám mục Turku đọc thông điệp của Giáo hội Phần Lan cầu chúc giáo dân và tất cả mọi người một mùa Giáng sinh vui vẻ và an lành trước sự tham dự của hàng chục ngàn người. Tiếp theo đó là những tiếng chuông của nhà thờ Turku vang lên từ cả trong các tivi của mọi gia đình Phần Lan báo hiệu khởi đầu các hoạt động của kỳ lễ Giáng sinh (kể từ năm 1983 đến nay nghi lễ này được đài phát thanh và truyền hình Phần Lan truyền trực tiếp trong cả nước). 

Ba Lan: Tiệc giáng sinh phải luôn có 1 chỗ trống

Là một đất nước theo Thiên chúa giáo nên Giáng sinh ở Ba Lan thường được tổ chức rất long trọng. Người Ba Lan gọi tiệc đêm tiệc Giáng sinh là Wigilia. Sau khi ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời vào đêm 24/12, các thành viên trong gia đình sẽ ngồi vào bàn và bắt đầu bữa tiệc. 

Bữa tiệc này thường có 12 món, tượng trưng cho 12 tháng trong năm, cũng là tượng trung cho 12 thánh tông đồ của chúa Giê-su. Bữa ăn thường bắt đầu bằng các món khai vị như súp nấm, súp cá, súp trái hạnh đào, súp củ cải đỏ... Sau đó là các món cá được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau.

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel

Theo truyền thống, người Ba Lan thường mời khách đến dự bữa ăn vào đêm Giáng sinh. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5, 7 hay 9, 11… và số người tham gia phải luôn bằng số đĩa được dọn.

Quan trọng và ý nghĩa nhất trong đêm Giáng sinh của người Ba Lan đó là phong tục chia “bánh thánh”. Đây cũng là thời điểm tha thứ, bỏ qua cho nhau những hiềm khích, những điều không vừa ý trong quá khứ. Thông thường người chủ nhà sẽ chia bánh cho mọi người có mặt, họ xin lỗi nhau và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Theo tương truyền, bánh này đã được các linh mục làm phép trước khi được chia cho mọi người. Tên gọi của loại bánh này là Oplatek.

Ở Ba Lan còn có một phong tục khá độc đáo, đó là dành chỗ trống trong bàn ăn trong đêm tiệc Giáng sinh. Người ta cũng không biết phong tục này có từ bao giờ những nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá của người Ba Lan. Dành chỗ trống trong bàn ăn cũng là dịp để mọi người nhớ đến những người thân không thể tham dự buổi tiệc, hay là tưởng nhớ đến những người quá cố trong gia đình. Đôi khi chỗ trống này là dành cho những vị khách “không mời mà đến”.

Ukraine: Trang trí cây thông bằng mạng nhện

Cây thông Giáng sinh ở Ukraine khiến người ta phần nào đó liên tưởng đến Lễ hội hoá trang Halloween hơn là ngày kỷ niệm chúa Giê-su ra đời. Theo đó, người dân Ukraine trang trí lên cây thông Giáng sinh bằng rất nhiều… mạng nhện.

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel

Phong tục có phần kỳ lạ này bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian ở Ukraine. Chuyện kể rằng ngày xưa có một gia đình nọ rất nghèo, họ trồng một cây thông cho dịp Giáng Sinh nhưng không có đủ tiền để mua đồ trang trí cho nó. Những đứa trẻ trong gia đình này rất buồn và không hi vọng gì cho một mùa Giáng Sinh vui vẻ. Nhưng kì diệu thay, sáng hôm sau khi mọi người thức dậy, cây thông được phủ kín bởi các lớp mạng nhện. Lúc ánh sáng chiếu vào, lớp mạng nhện liền biến thành vàng và bạc. Gia đình họ rất vui mừng và kể từ đó họ không phải sống trong nghèo khổ nữa.

Xuất phát từ câu chuyện này, người dân Ukraine tin rằng, nếu trang trí mạng nhện lên cây thông Giáng sinh thì gia đình họ sẽ gặp may mắn, làm ăn phát tài, sung túc cả năm. Mọi người cũng tin rằng, người đầu tiên nhìn thấy mạng nhện trên cây thông vào buổi sáng Giáng sinh sẽ là người may mắn. Người này sẽ gặp được nhiều điều tốt lành, hạnh phúc và may mắn trong cả năm sắp tới.

Ấn Độ: Độc đáo với “cây chuối Noel”

Ấn Độ chỉ có khoảng 2,3% dân số theo đạo Thiên Chúa nhưng Giáng sinh vẫn là một ngày lễ lớn của đất nước này.

Cũng giống như phần lớn các nước khác, Giáng sinh là dịp để người dân Ấn Độ gặp nhau, cùng ăn uống, vui chơi và trao cho nhau những lời chúc, những món quà ấm áp. Trong ngày này, đường phố, những trung tâm thương mại, khu mua sắm và các cửa hàng đến nhà cửa… đều được trang trí lộng lẫy và lung linh.

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong phong cách trang trí Giáng sinh của người Ấn Độ so với những quốc gia khác, đó là “cây Giáng sinh”. Nếu như ở các quốc gia khác, họ sử dụng cây thông để trang trí thì người Ấn Độ lại sử dụng cây chuối để thay thế. Cây thông Noel được trang trí bắt mắt, lung linh như thế nào thì cây chuối cũng được trang trí lộng lẫy như vậy.

Theo đó, vào dịp Giáng sinh, mỗi gia đình sẽ chọn một cây chuối thật đẹp (đôi khi là cây xoài) để chưng, sau đó họ sẽ trang trí lên đó những dây đèn lung linh, những quả chuông hay những quả cầu lấp lánh. Lá chuối (lá xoài) cũng được trưng dụng làm đồ trang trí nhà cửa thay cho lá nguyệt quế hay những loại lá khác.

Phong tục này đã có từ lâu đời ở Ấn Độ. Người Ấn Độ tin rằng, “cây chuối Noel” sẽ mang lại may mắn và và bình an cho họ trong năm mới.

Ngày nay, với sự phát triển và hội nhập không ngừng, Giáng sinh ở Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi phương Tây, các cây thông Giáng sinh rực rỡ, cao vút cũng đã xuất hiện nhiều hơn. Nhưng “cây chuối Giáng sinh” vẫn là một nét văn hoá vô cùng độc đáo không thể không nhắc đến của đất nước đông dân thứ hai thế giới này. 

Áo: Đón Giáng sinh cùng ác quỷ

Giáng sinh ở Áo cũng có thể coi là một lễ hội lớn cho trẻ em. Trẻ em Áo vào dịp này sẽ được phát kẹo, phát hạt dẻ, táo, đồ chơi… và được thoải mái đùa nghịch. Tuy nhiên, thay vì được đón Giáng sinh và nhận những món quà Giáng sinh từ những ông già Noel dễ thương, ngộ nghĩnh và vui vẻ, trẻ em ở Áo lại trải qua lễ Giáng sinh với những câu chuyện đáng sợ về Schutzli và ác quỷ Krampus.

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel
Ác quỷ Krampus

Schmutzli là nhân vật có gương mặt đen, khoác áo choàng dài, thường đi cùng ông già Noel, trừng phạt những đứa trẻ hư. Trong khi đó, ác quỷ Krampus lại mang hình hài là một con thú độc ác với bộ lông dê, sừng và lưỡi nhọn. Ác quỷ bắt những đứa trẻ hư, dùng gậy và dây xích đánh chúng trước khi ném chúng xuống hố địa ngục.

Theo đó, vào ngày 5 hoặc 6/12, những người đàn ông sẽ hoá thân thành những ác quỷ xấu xí, uống rượu say, trên tay cầm roi và gậy chạy vòng quanh đường phố để đuối đánh những người trong “danh sách đen”. 

Phong tục kỳ quặc này bắt nguồn từ vùng núi Alps của Đức và lan rộng ra khắp Hungary, Bavaria, Slovenia nhưng đặc biệt phổ biến ở Áo.

Thông qua phong tục này, người Áo muốn giáo dục cho những đứa trẻ của họ biết rằng: trẻ em phải ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ. Những đứa trẻ ngoan thì sẽ luôn nhận được những phần thưởng xứng đáng và gặp được những người tốt như ông già Noel. Ngược lại, những đứa trẻ hư, không nghe lời cha mẹ thì sẽ bị trừng phạt và chỉ gặp được những người xấu, ác quỷ.

Tây Ban Nha: Tặng nhau hình người đàn ông đi đại tiện

Người dân xứ Catalonia, Tây Ban Nha có một phong tục đón Giáng sinh khá kỳ quặc là làm Caga Tio. Caga Tio thực chất là một khúc gỗ rỗng được đục đẽo và vẽ vời khéo léo với đủ mắt, mũi, miệng cùng với một chiếc mũ đỏ xinh xắn đội đầu.

Khúc gỗ ngộ nghĩnh này được người dân Tây Ban Nha chuẩn bị từ 2 tuần trước đêm giáng sinh. Mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau “chăm sóc” khúc gỗ này bằng cách “nhét” thêm đồ ngọt (bánh, kẹo), các loại hạt… vào bên trong. Đến Giáng sinh, mọi người sẽ cùng nhau dùng một cây gậy đánh vào khúc gỗ thật mạnh để cho mọi thứ bên trong khúc gỗ rơi ra. Vừa đập, mọi người vừa cùng nhau hát vang bài hát Giáng sinh truyền thống. Người dân Catalonia, Tây Ban Nha tin rằng, làm như vậy thì sẽ trừ được những điều xấu, xui xẻo.

Bên cạnh phong tục trên, người Catalonia còn có một phong tục khác cũng thú vị không kém, đó là mua Canager. Caganer thực chất là một bức tượng nhỏ có hình dáng người đàn ông ngồi ở tư thế đi đại tiện. Caganer là đại diện cho sự giàu có, may mắn và công bằng, vì thế, nó được nhiều người mua làm quà tặng.

Theo đó, vào mỗi dịp Giáng sinh, người dân Catalonia sẽ nhét tiền vào Caganer. Người lớn sẽ nhét tiền vào các Canager và giấu chúng đi, sau đó để cho trẻ em đi tìm. Đây là phong tục đón Giáng sinh lâu đời ở đây. Một số người cho rằng, phong tục này xuất hiện lần đầu tiên từ thế kỷ 17, 18 tại thành phố Catalonia, Tây Ban Nha.

Năm 2004, chính quyền thành phố Barcelona bãi bỏ truyền thống Caganer này nhưng gặp phải những phản đối mạnh mẽ từ phía người dân nên hiện nay phong tục vẫn còn tồn tại. Caganer ngày nay không chỉ là hình ảnh một người đàn ông bình thường đội mũ nữa mà nó còn được phong phú hơn nhờ bằng cách mô phỏng theo hình các nhân vật nổi tiếng như Barack Obama, Nicolas Sakozy, Woody Allen, Michael Jackson...

Na Uy: Bằng mọi cách phải giấu sạch chổi

Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Âu khác, Giáng sinh là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người Na Uy. Vào đêm Giáng sinh, người dân Na Uy sẽ tổ chức ăn uống tại nhà. Sau bữa ăn tối, cả gia đình sẽ quây quần bên lò sưởi, trò chuyện, ca hát. Và tất nhiên, không thể thiếu nến. Những cây nến to nhỏ đủ kích cỡ, hình dáng khác nhau, đặt trên những chiếc đĩa, chiếc ly đơn giản cho đến những cái giá nến, đồ đựng nến cầu kỳ các kiểu. Những loại nến tỏa mùi thơm của táo, bạc hà, dâu tây hay hoa hồng làm cho không gian thêm ngọt ngào.

Bên cạnh những hoạt động phổ biến đó, ở Na Uy còn tồn tại một phong tục rất đặc biệt, đó là phong tục giấu chổi. Phong tục này bắt nguồn từ hình ảnh mụ phù thuỷ cưỡi chổi bay trên không trung và đi làm những điều xấu. Trong khi đó, người Na Uy quan niệm rằng, đêm Giáng sinh trùng với sự xuất hiện của linh hồn ma quỷ và phù thuỷ. Do đó, vào ngày này, những người phụ nữ trong gia đình sẽ giấu hết chổi trong nhà đi.

Mục đích là để những phù thuỷ sẽ không tìm thấy chổi và sử dụng được. Như thế sẽ tránh được những điềm xấu. Sẽ chẳng có điều gì tồi tệ hơn việc phù thuỷ, ma quỷ tìm thấy một cây chổi trong nhà bạn, sử dụng nó để cưỡi đúng không?

Và trong khi những người phụ nữ trong gia đình làm nhiệm vụ giấu chổi thì những người đàn ông sẽ ra cửa và bắn súng để doạ và xua đuổi các hồn ma.

Một phong tục khác cũng không thể không nhắc đến đó là, vào đêm Noel, người dân Na Uy sẽ đặt một tô cháo mạch trong nhà để thờ thần bảo vệ nông trại, cầu mong một năm mới ấm no.

Nhật Bản: Tặng thiệp màu trắng và ăn KFC vào dịp Giáng sinh

Giáng sinh tuy không phải là một lễ hội truyền thống của người dân Nhật Bản nhưng nó vẫn được nhiều người mong đợi. Giáng sinh ở Nhật Bản không mang nhiều màu sắc tôn giáo. Đối với giới trẻ Nhật Bản, lễ Giáng sinh cũng giống như một ngày lễ tình nhân, là cơ hội để người ta bày tỏ tình cảm với nhau. Những đôi trai gái thường nắm tay nhau dạo bước trên những đường phố lung linh, họ đi ăn, hẹn hò và trao cho những những cái ôm hay những nụ hôn nồng ấm.

Noel, Giáng sinh, Lễ Noel, Lễ Giáng sinh, Giáng sinh an lành, Noel đi đâu, Noel ngày mấy, Noel là gì, Giáng sinh là gì, nguồn gốc giáng sinh, nguồn gốc noel, ý nghĩa noel

Tuy không phải ngày lễ chính của người dân Nhật Bản nhưng vào ngày này mọi người vẫn dành tặng nhau những lời chúc, những tấm thiệp hay những món quà giáng sinh. Điều đặc biệt ở những tấm thiệp Giáng sinh mà người Nhật gửi tặng nhau đó là màu sắc của những tấm thiệp. Thay vì tặng nhau những tấm thiệp màu đỏ như nhiều nước khác, người Nhật sẽ tặng nhau những tấm thiệp trắng như màu tuyết với ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch. Sở dĩ người Nhật không sử dụng màu đỏ cho những tấm thiệp vì người ta quan niệm rằng, chỉ những tờ cáo phó mới mang màu sắc đó.

Món ăn phổ biến trong ngày lễ Giáng sinh ở nhiều nước trên thế giới là thịt gà, Nhật Bản cũng vậy. Tuy nhiên, đó không phải là thịt gà tây mà là gà rán KFC. Vào ngày Giáng sinh, các cửa hàng KFC ở Nhật thường rất đông khách, nhiều người thậm chí còn phải đặt chỗ trước nếu không muốn đến rồi lại phải về không. Theo đó, vì ở Nhật Bản không nuôi được gà tây, đồng thời không phải ai cũng biết cách chế biến gà tây đúng điệu, do đó, nhiều người đã chọn giải pháp là ăn gà rán KFC.

Phong trào ăn gà rán KFC trong lễ Giáng sinh tại Nhật Bản được bắt đầu từ khoảng những năm 1970. Nắm bắt được điều này, năm 1974 KFC đã tung ra một chiến dịch quảng cáo lớn có tên “Kurisumasu ni wa kentakkii!” (Kentucky for Christmas!) và được người dân Nhật Bản hưởng ứng.

Một thói quen khác của người dân Nhật trong dịp Giáng sinh không thể không kể đến đó là nghe nhạc giao hưởng. Và bản giao hưởng được nhiều người nghe nhất đó là bản giao hưởng số 9 của Beethoven. Trong suy nghĩ của người Nhật, sẽ vẫn là chưa hết năm cũ nếu không được nghe bản nhạc này.

Thuỵ Điển: Nhất định phải xem hoạt hình

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Giáng sinh cũng là dịp để người dân Thuỵ Điển quây quần, tụ họp bên nhau. Tuy nhiên, thay vì quây quần bên nhau hát hò, nhảy múa, mọi người lại tụ họp cùng nhau để xem phim hoạt hình.

Thông thường cứ vào khoảng 3h chiều ngày Giáng sinh, các gia đình Thuỵ Điển sẽ ngồi quây quần bên chiếc tivi để xem chương trình chiếu phim hoạt hình về chú vịt Donald nổi tiếng cùng các nhân vật hoạt hình khác. Chương trình đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Thuỵ Điển mỗi dịp Giáng sinh về.

Người ta xem đi xem lại chương trình này mà không hề thấy chán và đặc biệt vẫn luôn mong ngóng chờ đợi nó vào mỗi chiều 24/12. Sự ngóng đợi này đến mức, nếu năm nào Đài Truyền hình chuyển giờ hoặc huỷ chiếu thì sẽ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người dân.

Bên cạnh thói quen xem hoạt hình vào ngày giáng sinh, Thuỵ Điển còn có một phong tục khác cũng khá thú vị, đó là đốt hình nộm con dê. Phong tục này phổ biến nhất là ở thị trấn Gavle. Cụ thể là cứ vào dịp lễ Giáng sinh, người dân nơi đây sẽ cùng nhau dựng lên một hình nộm con dê khổng lồ bằng rơm. Vào cuối buổi lễ, người ta sẽ châm lửa để đốt hình nộm này.

Phong tục này vừa có ý nghĩa là “đốt” đi những điều không may mắn, xui xẻo đồng thời chào đón một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc. Ngoài ra, một số người cho rằng, việc đốt hình nộm bằng rơm này còn là một hành động “ăn mừng”, thông báo một năm mới, một mùa lễ hội mới đang đến.

Thảo Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm