Những đổi thay trên vùng đầm phá Tam Giang: Vượt phá Tam Giang không còn cảnh lụy đò

05/09/2017 07:15 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Tam Giang nay không còn cách trở. Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1977 tỉnh Thừa Thiên - Huế (bấy giờ là tỉnh Bình Trị Thiên) tập trung hết nguồn nhân lực, vật lực thi công cầu Thuận An vượt phá Tam Giang. Còn nhớ, lúc bấy giờ để làm được cầu, ngành giao thông vận tải phải tận dụng cả những chiếc dầm chữ I còn lại trong chiếng tranh để làm cầu. Hiện giờ, có thêm chiếc cầu Thuận An mới rộng thênh thang, thi công bằng công nghệ đúc hẫng tiên tiến, bên cạnh chiếc cầu cũ tồn tại chỉ dành riêng cho người đi bộ, như một minh chứng cho một thời vượt gian khó.

Tiếp tục có các cầu Trường Hà, Tư Hiền được xây xong; và gần đây nhất là cầu Ca Cút dài 607 m và đường 2 đầu cầu dài 7.837m có tổng vốn đầu tư gần 312 tỷ đồng đã được đưa vào sử dụng đúng dịp Huế kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng. Tổng toàn bộ các cầu bắc qua phá Tam Giang - Cầu Hai hiện nay ở Thừa Thiên - Huế cũng lên đến 1.500 tỉ đồng, đều từ nguồn hỗ trợ đầu tư của Chính phủ. Vậy là sẽ không còn ám ảnh cảnh sông nước dữ dằn của phá Tam Giang những ngày mưa bão, hoặc là tiếng gọi đò vào những đêm đông nghe đến não ruột như trong truyện ngắn "Ơi đò Ca Cút" của nhà văn Trần Thanh Hà. Thật sự không có đường giao thông, các xã ven biển của Thừa Thiên - Huế bị chia cắt với đất liền bởi đầm phá, cuộc sống khó khăn cứ đeo bám mãi với người dân ở nơi đây.

Chú thích ảnh
Cầu Trường Hà

Lãnh đạo xã Vinh Thanh cho biết từ khi có cầu Trường Hà, chợ Vinh Thanh được mở rộng diện tích lên gấp đôi nhưng vẫn quá tải. Hàng hóa thông thương, tôm cá bán được giá cũng cao gấp đôi so với trước, chẳng hạn mực ống trước bán có 40.000 đồng/kg, nay có thể bán với giá 90.000 đồng/kg. Khi cầu Ca Cút kết nối xã Hương Phong với xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) trở thành điểm nhấn cuối cùng nối liền mạch giao thông các xã ven biển trong tỉnh. Đây là công trình cầu nối liền tuyến Quốc lộ 49 ven biển với các khu dân cư vùng đầm phía Bắc, cửa Thuận An với thành phố Huế, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn an ninh quốc phòng của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Cao đánh giá công trình cầu trên phá Tam Giang hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của nhân dân, nâng cao đời sống văn hóa, thúc đẩy sản xuất, phát triển du lịch - dịch vụ, kinh tế-xã hội của các xã vùng đầm phá ven biển. Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án "Phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020", trên cơ sở phát triển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực ven biển miền Trung đến năm 2020; gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

Chú thích ảnh

Đời sống nhân dân vùng ven biển, ven phá Tam Giang - Cầu Hai ngày một cải thiện hơn. Việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt của cư dân trong vùng vốn trước đây chỉ dựa vào nguồn nước ngầm được cải thiện đáng kể. Công ty cấp nước Thừa Thiên- Huế đã đầu tư 3,1 tỉ đồng xây dựng 8,5 km đường ống dẫn nước từ Nhà máy nước Hoà Bình Chương về cung cấp nước cho các xã ven biển vùng phía bắc của tỉnh gồm Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc (huyện Quảng Điền); đầu tư 17 tỉ đồng xây dựng hệ thống đường ống cung cấp nước sạch với tổng chiều dài 8,3 km về các xã vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải...

Hiện, công ty đang triển khai xây dựng dự án lấy nước từ Hồ Truồi vượt phá Tam Giang cấp nước sinh hoạt cho 5 xã vùng ven biển của huyện Phú Lộc, công suất 5000 m3/ngày đêm, với tổng nguồn vốn đầu tư gần 45 tỷ đồng. Đây là một dự án cấp nước thi công trong điều kiện đặc biệt khó khăn bởi hệ thống ống nước được chôn ngầm dưới lòng phá Tam Giang - Cầu Hai. Việc định cư cho dân thuỷ diện trên phá Tam Giang - Cầu Hai cũng đang được tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng.

 Với biển Quảng Ngạn và phá Tam Giang

Với biển Quảng Ngạn và phá Tam Giang

Ở Huế, có một tour sáng đi chiều về đưa khách đến cảnh quan thiên nhiên hoang sơ: bãi biển Quảng Ngạn và phá Tam Giang.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có diện tích hơn 22.000 ha, giàu tài nguyên động , thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu điều tra có tới 230 loài cá, tôm; trong đó có 30 loại tôm, cá có giá trị kinh tế, chiếm 1/3 sản lượng khai thác hàng năm của địa phương. Ngoài ra ở đây hiện còn có tới 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật... Những năm gần đây, thay cho lối đánh bắt tự nhiên, làm giảm đáng kể hệ sinh học, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi tôm, cá.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hiện phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thủy sản trong nước lợ, nước mặn ven biển theo hướng hài hòa với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sản phẩm của nghề thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng thu nhập. Toàn vùng có 45 xã với khoảng 300.000 dân thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc sinh sống; trong đó có hơn 14.000 hộ dân sống và làm nghề đánh bắt thuỷ sản.

Bài 3: Khai thác tốt hệ đầm phá Tam Giang

Những đổi thay trên vùng đầm phá Tam Giang: Làng Rồng ơn Đảng (Bài 1)

Những đổi thay trên vùng đầm phá Tam Giang: Làng Rồng ơn Đảng (Bài 1)

Vùng đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế rộng hơn 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á, chạy suốt từ huyện Quảng Điền cho đến Phú Lộc, nếu không có phương tiện thuyền máy, việc di chuyển ở đây khá nan giải.

TTXVN/Quốc Việt

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm