Dịch Covid-19 sáng 10/2: Thế giới có 107 triệu người nhiễm SARS-CoV-2

10/02/2021 10:30 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h00 ngày 10/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 107.389.998 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.349.171 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 79.297.474 người và vẫn còn 103.574 ca bệnh nặng và nguy kịch.

Dịch Covid-19 ngày 9/2: Thế giới có 107.100.112 ca bệnh và 2.338.897 ca tử vong

Dịch Covid-19 ngày 9/2: Thế giới có 107.100.112 ca bệnh và 2.338.897 ca tử vong

Cho đến nay, Mỹ có tổng cộng 476.416 ca tử vong trong tổng số 27.701.918 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 155.195 ca tử vong trong số 10.847.790 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 238.248 ca tử vong trong số 9.550.301 bệnh nhân.

Cho đến nay, Mỹ có tổng cộng  479.772 ca tử vong trong tổng số 27.799.946 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 155.280 ca tử vong trong số 10.858.300 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 233.588 ca tử vong trong số 9.602.034 bệnh nhân.

Xét tỷ lệ dân số, Bỉ là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 185 người tử vong. Tiếp đến là Slovenia với 175 người và Anh 166 người/100.000 dân.

VIDEO Nguy cơ biến thể mới lây lan nhanh tại Mỹ (Nguồn VNEWS):

https://vnews.gov.vn/nvideo/dich-covid-19-nguy-co-bien-the-moi-lay-lan-nhanh-tai-my-203412.htm

Xét theo khu vực, châu Âu đang là tâm dịch của thế giới với hơn 34,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 777.500 ca tử vong. Tiếp đến là các nước Mỹ Latinh và Caribe, với hơn 621.000 ca tử vong trong hơn 19,6 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ có hơn 485.900 ca tử vong trong hơn 27,9 triệu ca nhiễm. Châu Á ghi nhận hơn 245.100 ca tử vong trong hơn 15,5 triệu ca nhiễm. Trung Đông có hơn 99.600 ca tử vong, châu Phi có hơn 95.500 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại dương là 945 người.

Tại châu Phi, Quốc hội Ghana đã quyết định ngừng hoạt động trong ít nhất 3 tuần do sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 trong các nghị sĩ và nhân viên quốc hội. Theo Chủ tịch Quốc hội Alban Bagbin, hoạt động của cơ quan này sẽ tạm ngừng cho đến ngày 2/3 để thực hiện việc sát khuẩn và khử trùng trụ sở. Ít nhất 17 thành viên quốc hội và 151 nhân viên hỗ trợ đã bị nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, buộc các nhà lập pháp phải hạn chế các hoạt động nhóm họp.

Quốc gia Tây Phi này đã ghi nhận 73.003 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 482 người đã tử vong và khoảng 65.000 người đã được điều trị khỏi bệnh. Tổng thống Ghana Akufo-Addo đã nghiêm cấm các hoạt động tụ tập đông người nơi công cộng như đám tang, đám cưới và tiệc tùng, trong khi biên giới trên bộ và trên biển của nước này vẫn bị đóng cửa kể từ tháng 3/2020.

 Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Lahore, Pakistan ngày 3/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
 Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Lahore, Pakistan ngày 3/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Âu, các nguồn tin trong đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Đức cho biết Thủ tướng  Angela Merkel sẽ tìm cách gia hạn các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để chống đại dịch COVID-19 tối thiểu là đến cuối tháng 2 này. Phát biểu với các thành viên trong đảng CDU, bà Merkel nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ chẳng đạt được gì nếu sớm dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa". Bộ Tài chính Đức  đang đề nghị quốc hội nước này chi bổ sung 6,2 tỷ euro (7,5 tỷ USD) để mua vaccine phòng COVID-19. Số tiền trên sẽ nâng tổng ngân sách cho việc mua vaccine trong năm 2021 lên 8,89 tỷ euro (10,77 tỷ USD) nhằm đảm bảo có tổng cộng 635,1 triệu liều. Số vaccine này nằm trong hạn ngạch được Liên minh châu Âu (EU) phân bổ cũng như thông qua các hợp đồng thu mua của Đức. 

Lần đầu tiên kể từ hơn 3 tháng qua, chỉ số lây nhiễm trong 7 ngày ở Đức đã xuống dưới mức 75. Theo thông báo của Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) ngày 9/2, chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân đã giảm xuống 72,8, mức giảm mạnh so với thời điểm ngày 22/12/2020 khi chỉ số trung bình trong 7 ngày lên tới 197,6. Tuy nhiên, mức trên vẫn cao hơn mục tiêu của Chính phủ Đức là giảm chỉ số trong 7 ngày xuống dưới mức 50.

Chính phủ Tây Ban Nha đã gia hạn lệnh cấm nhập cảnh bằng đường hàng không từ Anh, Brazil và Nam Phi cho đến ngày 2/3 do phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở các quốc gia này. Tuy nhiên, những cư dân hoặc công dân hợp pháp của Tây Ban Nha và quốc gia láng giềng Andorra vẫn sẽ được phép nhập cảnh bằng đường hàng không từ những nước nói trên.

Ngày 9/2, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết nước này sẽ siết chặt kiểm soát biên giới từ ngày 15/2 tới, theo đó người nhập cảnh nếu không tuân thủ quy định phòng dịch sẽ phải đối mặt với các án phạt hành chính và phạt tù, có thể lên tới 10 năm tù giam, Theo ông Hancock, các mức phạt từ 5.000 - 10.000 bảng Anh (13.780 USD) sẽ áp dụng đối với những người không thực hiện cách ly tại khách sạn được chỉ định. Những người cố ý che giấu việc đã từng ở các nước trong "danh sách đỏ" 10 ngày trước khi đến Anh sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 10 năm.

Những người nhập cảnh từ các nước trong "danh sách đỏ" sẽ phải trả 1.750 bảng Anh (2.411 USD) cho việc cách ly tại khách sạn, phục vụ đi lại và xét nghiệm. Từ ngày 15/2, mọi trường hợp nhập cảnh đều bắt buộc phải tiến hành thêm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 2 và thứ 8 trong thời gian cách ly. Nếu kết quả dương tính, họ sẽ phải cách ly và điều trị thêm 10 ngày tính từ ngày xét nghiệm. Mức phạt sẽ là 1.000 bảng Anh (1.378 USD) đối với ai không làm xét nghiệm bắt buộc, và lên tới 2.000 USD nếu không tiến hành xét nghiệm lần thứ hai.

 Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 6/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
 Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 6/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Á, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết nước này sẽ đóng góp thêm 70 triệu USD trong khuôn khổ hợp tác quốc tế để giúp đảm bảo cho các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận công bằng với vaccine ngừa COVID-19. Các khoản đóng góp bổ sung nâng tổng số tiền giải ngân của Nhật Bản cho sáng kiến Thuận lợi tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 trên phạm vi toàn cầu (COVAX) lên 200 triệu USD, một phần trong số 300 triệu USD mà năm ngoái Tokyo đã cam kết cung cấp cho Liên minh vaccine toàn cầu GAVI trong thời gian 5 năm kể từ năm 2021.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 9/2 cho biết hơn 97% số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này trong một tháng vừa qua là những người chưa được tiêm phòng. Theo Bộ Y tế Israel, 38% trong số 9 triệu dân của Israel đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.

Tuy nhiên, mục tiêu của chính phủ nước này nhằm tiêm phòng cho 50% dân số và tái mở cửa nền kinh tế vào tháng 3 tới đang gặp thách thức khi tỷ lệ tiêm phòng hằng ngày đang giảm. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Netanyahu cảnh báo: "Chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong tháng qua, 1.536 người đã tử vong và hơn 97% trong số đó  chưa được tiêm phòng".

Chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 đã bắt đầu tại Israel từ ngày 19/12/2020 với trọng tâm là những người trên 60 tuổi và các nhóm có nguy cơ cao khác. Sau đó, độ tuổi được tiêm phòng đã được hạ xuống 16 tuổi, song giới trẻ không nhận thấy cần tiêm khẩn cấp. Nhà chức trách Israel cho rằng một số người đang do dự vì những tin đồn về hiệu quả của các vaccine. 

Ngày 9/2, Iran đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà ngừa COVID-19, sử dụng vaccine Sputnik V của Nga. Các liều đầu tiên đã được tiêm cho các y bác sĩ tại bệnh viện Imam Khomeini ở thủ đô Tehrran. Theo Bộ Y tế Iran, nước này đã mua 2 triệu liều vaccine Sputnik V. Lô hàng đầu tiên đã đến Iran từ ngày 4/2, hai đợt sau dự kiến được chuyển tới vào ngày 18 và 28/2. Virus SARS-CoV-2 đã gây ra 1,4 triệu ca nhiễm và hơn 58.600 ca tử vong tại Iran. Từ đầu tháng 1/2021, số ca tử vong hằng ngày đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 ca kể từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, Bộ Y tế Iran cảnh báo tình hình dịch vẫn "rất rủi ro".

Thanh Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm