(TT&VH) - Thể Công chỉ trụ hạng ở vòng cuối cùng. Những trận thua hổ thẹn là nỗi đau khiến cho người ta nhức nhối như 5 năm trước khi đội bóng Quân đội xuống hạng, và nó cũng làm “sống” lại một ý tưởng, rằng Thể Công chỉ nên chơi bóng đá phong trào mà bước đầu tiên là đội bóng sẽ bị Viettel trao trả lại cho Cục Quân huấn, Bộ Quốc Phòng. Nhưng sự thúc ép phải thay đổi hay có nên xóa sổ 1 cái tên đã là biểu tượng ở sân chơi chuyên nghiệp cần phải bắt đầu từ những nguyên nhân đã khiến nó thất bại và những tác động của sự thay đổi (nếu có) sẽ mang lại. Từ số này, TT&VH sẽ đề cập tới những vấn đề của Thể Công trong mùa giải 2009 và tới cái gọi là tin đồn “xóa sổ” một cái tên.
Bài 1: Những vết nứt trên trần nhà
Năm 2004, Thể Công thất bại vì cơ chế. Trực thuộc sự quản lý của Cục Quân huấn đã khiến đội bóng ấy trở nên lạc hậu trước sự thay đổi của cả một nền bóng đá và cuối cùng nó đã rớt hạng.
Còn mùa 2009, cái làm cho Thể Công trở nên kém cỏi và bạc nhược, để rồi chỉ trụ hạng ở vòng cuối cùng nhờ một chiến thắng mà người ta đã dự báo là “Thể Công tất thắng SHB.ĐN ở V-League rồi sẽ tất thua ở Cúp QG”, không phải là cơ chế. Thể Công dưới thời của Viettel là một giấc mơ trở thành hiện thực, hiện đại và cấp tiến như bất cứ cơ chế của các đội bóng đã thống trị V-League trong khoảng nửa thập kỷ qua.
Thể Công thất bại ở những khía cạnh khác, không thể chuyển hóa sự ưu việt của cơ chế và những thay đổi mạnh mẽ trong tư duy của những người nắm đội thành những chiến thắng trên sân cỏ, hoàn toàn thuộc về khía cạnh điều hành (Ban giám đốc), chuyên môn huấn luyện – chỉ đạo thi đấu (Ban huấn luyện) và ở những con người thực hiện (cầu thủ).
Niềm tin đặt nhầm chỗ
Thể Công sau mùa giải 2008 quyết định sẽ xây dựng lực lượng để tạo nên những đột biến về thành tích và trở thành một quyền lực mới của BĐVN, giống như mùa 1998. Và nó chính là khởi nguồn cho việc đưa HLV Vương Tiến Dũng trở lại để thỏa mãn 3 mục tiêu: đá tấn công, chiến thắng, và vô địch.
Cuộc họp quyết định có mời ông Dũng hay không có sự tham gia của bốn nhân vật chủ chốt của đội bóng, trong đó 3 người bỏ phiếu thuận, 1 người bỏ phiếu trắng. Tỉ lệ ấy là một sự tín nhiệm đáng kể. Nhưng người có khả năng thẩm định chuyên môn nhất và hiểu điểm mạnh – yếu của vị HLV Vương nhất đã không đưa ra chính kiến (bỏ phiếu trắng). Đằng sau quyết định đưa HLV Vương Tiến Dũng trở về như vậy đã ít nhiều bộc lộ những vấn đề trong ê kíp lãnh đạo và điều hành của đội bóng.
Và vấn đề đó đã thực sự bộc lộ khi V-League mới chỉ qua 2 vòng đấu, Thể Công đã có một quyết định giống như một kẻ tự tay lên đạn và chỉ chờ để bắn vào chân mình: chuẩn bị nhân sự cho một cuộc thay HLV. Sáng thứ Bảy, Thể Công rời Hà Nội xuống Hải Phòng để chuẩn bị cho trận đấu ngày Chủ nhật (vòng 2), cả đội chỉ nghĩ ông Hải đi nhờ xe. Ai ngờ, trong cuộc họp đấu pháp buổi sáng Chủ nhật của Thể Công, ông Hải được giới thiệu trước cả đội là trợ lý của Giám đốc điều hành Hồ Tri Liêm. Tất cả đều ngầm hiểu họ có thể có HLV mới bất cứ lúc nào. Một cuộc khủng hoảng niềm tin đã không còn cần phải giấu diếm nữa.
Thể Công từ ngày có ông Hải là trợ lý của Giám đốc không mạnh lên. Các cầu thủ bị phân tâm. Những người ít được chơi bóng thích nghe “bố Hải” thì thầm nói chuyện, nhỏ to phân tích chuyên môn nhiều hơn. Bản thân HLV Vương Tiến Dũng cũng thay đổi, cảm giác của một người lúc nào cũng thấy như có ai đó đứng đằng sau khiến ông vốn dĩ là người khá bảo thủ, đã tự cô lập mình và không lắng nghe ai cả.
Thể Công đã thất bại ngay từ khi họ có ông Hải về làm trợ lý cho Giám đốc Hồ Tri Liêm
Thành thử, khi ông Dũng có chuỗi 4 trận thua liên tiếp và đội bóng rơi xuống gần đáy của BXH thì việc thay HLV là đúng, nhưng chính việc mời ông Hải về làm “của để dành” mới khiến cho đội trở nên khủng hoảng tới mức phải thay HLV.
Mùa này, người ta chứng kiến cảnh tượng Phó Giám đốc Quản Trọng Hùng bị các CĐV phản đối bằng băng rôn và ngôn từ đồng thanh liên tục trong một thời gian dài, đại loại “ông Hùng hãy trả lại đội bóng”…. Nhưng thực ra, vai trò của cựu trung vệ này đã gần như bị tê liệt trong suốt phần lớn thời gian của mùa giải. Tất cả mọi quyết sách của CLB kể từ khi có trợ lý giám đốc rồi sau thành HLV Lê Thụy Hải đều là chuyện riêng của ông Hải và Giám đốc Hồ Tri Liêm.
Nhưng sau đấy, giữa bộ đôi này cũng có những rạn nứt mà đỉnh điểm của nó là chuyện liên quan tới các chế độ của cầu thủ ngoại và thanh lọc ê kíp điều hành.
Cầm ngoại tệ mạnh đi mua rau
Cũng để thỏa mãn điều kiện trở thành thế lực của BĐVN, Thể Công đã lên một kế hoạch mua sắm cầu thủ rầm rộ nhất trong lịch sử của họ và có thể coi là số 1 của kỳ chuyển nhượng trước mùa 2009 của BĐVN.
Họ dự tính sẽ mua Công Vinh, Minh Đức, Quốc Vượng (Sông Lam), Thành Lương (HNACB), Mạnh Dũng, Văn Hiển (HPHN), Xuân Hợp (Thanh Hóa). Đồng thời, Thể Công cũng muốn xây dựng một dàn cầu thủ ngoại đẳng cấp. Tiền không phải là vấn đề, miễn là đạt được mục tiêu.
Đúng là Thể Công đã không tiếc tay chi, không rụt rè khi ký, nhưng những cầu thủ tốt nhất và có khả năng tăng cường đáng kể cho sức mạnh của họ nhất thì lại không về, hoặc Thể Công lại ngãng ra.
Công Vinh đáng ra đã về Thể Công nếu như chuyến du đấu của đội được thực hiện ở Myanmar để quảng cáo cho thị trường di động tiềm năng của Viettel khi họ vươn ra khu vực.
Minh Đức đáng ra cũng đã ở lại đội sau vài ngày tập luyện nếu như trung vệ Sông Lam này không chứng kiến một cuộc khủng hoảng thừa ở hàng thủ khi Thể Công đã ký với hàng loạt những vị trí không cần thiết, hoặc là hàng thải, hoặc là chưa thể sử dụng tức thì.
Đích thân Giám đốc Hồ Tri Liêm đã cạy nhờ khá nhiều mối quen biết để đưa Quốc Vượng trở lại với cuộc sống bình thường sớm hơn và bảo lãnh để Vượng được giảm án kỷ luật chuyên môn. Thể Công cũng tốn hơn 2 tỉ cho bản hợp đồng này. Nhưng rốt cục, Vượng bị chấn thương vôi hóa gót chân, chỉ đá đúng 45 phút vòng 11 rồi phải đi thẳng vào phòng phẫu thuật và tới giờ vẫn chưa trở lại.
Cũng liên quan tới Quốc Vượng và Công Vinh, giá như Thể Công cũng bảo vệ luận điểm để có Vinh thì phải trả nhiều tiền như khi họ dang tay với Quốc Vượng, người mà Thể Công ngay khi có ý định lấy về, đã bị lãnh đạo Bộ chỉ trích rất nhiều.
Trước mùa 2009, Xuân Hợp được Thể Công biến thành trung vệ đắt nhất Việt Nam ở thời điểm đó với cái giá 3 tỉ đồng lót tay. Nhưng Hợp về chỉ để tạo nên một cuộc khủng hoảng thừa trung vệ khi đội bóng đã có sẵn 3 trung vệ đẳng cấp và tiềm năng là Phước Tứ, Anh Tuấn và Minh Đức.
Ngoại trừ thủ môn Mạnh Dũng bắt chính suốt mùa, số cầu thủ mới Thể Công đưa về hầu như không đóng góp gì cho đội. Và xét ở góc độ cầu thủ nội, Thể Công 2009 không mạnh hơn so với Thể Công 2008.
Nhưng chính sách chuyển nhượng cầu thủ nội chỉ là một phần nhỏ so với những thương vụ cầu thủ ngoại trong cả 2 kỳ chuyển nhượng (đầu và giữa mùa) mà nếu nói một cách hình ảnh thì những người có trách nhiệm ở đội bóng đã cầm ngoại tệ để đi chợ cóc mua rau.
Mùa này, Thể Công ký và sa thải tổng cộng 10 cầu thủ ngoại. Khi chuẩn bị, họ chỉ giữ lại chân sút Francois Endene đến từ mùa trước, thay mới bằng 2 tiền đạo và 2 tiền vệ. Ngoại trừ chân sút Diego, tất cả những cầu thủ khác đều được ký với những mức lương cao và tiền lót tay lớn. Aloys Nyom Nyom thử việc ở TP HCM và dự kiến chỉ nhận lương 3.500 USD. Nhưng Thể Công quyến rũ được cầu thủ này với mức lương gấp đôi. Robert Nita (Romania) được chèo kéo để ở lại chơi bóng tại Việt Nam với mức lương tương tự và hàng chục ngàn USD tiền ký hợp đồng. Rồi tất thảy cùng bị thải loại sau nửa mùa, để dọn chỗ cho những cầu thủ được săn đón sau chuyến đi Brazil.
Đó là lúc Thể Công thực sự cầm ngoại tệ mạnh để mua rau trong khi khát vọng của họ là tìm kiếm được những cầu thủ đẳng cấp. Hiếm có chủ sở hữu đội bóng nào lại mạnh mẽ trong việc chi tiền cho việc đầu tư lực lượng như Viettel. Và để thay mới bộ khung 5 cầu thủ ngoại ở kỳ chuyển nhượng giữa mùa ấy, Thể Công đã tiêu tốn cỡ hơn chục tỉ đồng. Tất cả đều trực tiếp do HLV Lê Thụy Hải lựa chọn, rồi đề xuất cho CLB và ký. Nhưng tất cả đều không đáp ứng kỳ vọng. More chơi như 1 cầu thủ đá phủi. Lima cộng với Gilson Da Silva vẫn chưa bằng Francois. Abbey đã quá yếu về thể lực. De Oliveira thì quá tệ. Có một sự bào chữa rằng, ông Hải thích 1 tiền vệ khác, nhưng cầu thủ này không muốn sang Việt Nam nên cuối cùng đã chọn Oliveira để thay thế và người bảo lãnh là Giám đốc Hồ Tri Liêm. Nhưng đó có vẻ là sự bào chữa không thấu đáo, bởi trước đấy chỉ vài ngày, Thể Công còn từ chối ký hợp đồng với Benecio, một tiền vệ công thủ toàn diện và là 1 trong những nhân tố giúp hồi sinh đối thủ của Thể Công: T&T HN.
Số tiền chi cho cầu thủ ngoại mùa vừa rồi của Thể Công ước tính còn lớn hơn cả số tiền họ bỏ ra (chừng 12 tỉ) để động viên và trả cho công lao đóng góp của các cầu thủ từng sát cánh với đội trong suốt chiều dài lịch sử cũng như mua về những cầu thủ nội mới. Nó cũng chính là yếu tố đã khiến chi phí của họ mùa này “đội giá”, lên tới 75 tỉ đồng, một con số kỷ lục của BĐVN…
Đón đọc bài 2: Sai lầm trên sân cỏ và những giấc mơ bị đánh cắp
Dù đã có những bổ sung đáng chú ý như Florian Wirtz, Jeremie Frimpong hay Milos Kerkez, Liverpool vẫn còn đó những vị trí cần bổ sung trên hàng công cũng như trung vệ trong phần còn lại của kỳ chuyển nhượng mùa Hè.
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ban hành ngày 12/7/2025) về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, từ ngày 1/7/2026 xe máy chạy xăng sẽ không được phép lưu thông trong Vành đai 1 Hà Nội, tiến tới loại bỏ hoàn toàn theo lộ trình trong tương lai.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 16/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,2 độ Vĩ Bắc; 130,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Philippines.
Bài thơ "Thú vị thay tiếng Việt" của nhà thơ Bùi Đức Tú (Hội Nhà văn TP.HCM) được nhiều người ồ lên thích thú, chỉ vì anh đã liệt kê ra nhiều cặp từ để rồi hỏi: Tại sao lại không có tên gọi của cặp từ trái nghĩa? Thí dụ: "Có con ốc trai/ Tìm chẳng ra ốc gái".
Với mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm của ẩm thực và văn hóa trong khu vực, chính phủ nước này đã khởi động sáng kiến "Spice & Soul of Malaysia" nhằm quảng bá sự đa dạng của văn hóa địa phương, đồng thời là bước chuẩn bị cho Năm Du lịch Malaysia (VM2026) vào năm tới.
Một nhóm nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đã phát hiện ra điều quan trọng có thể giúp giải thích vì sao nữ giới có xu hướng đốt cháy nhiều calo từ chất béo hơn nam giới. Phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới đối với bệnh béo phì và các bệnh liên quan khác.
Sau khi thi đấu thành công tại vòng loại giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2026, HLV Mai Đức Chung tiếp tục tìm kiếm thêm các gương mặt mới để bổ sung cho đội tuyển nữ Việt Nam tham dự giải vô địch Đông Nam Á 2025.
Với 5 danh hiệu thủ khoa, gồm: thủ khoa thi tốt nghiệp và thủ khoa 4 tổ hợp xét tuyển đại học, Nguyễn Việt Hưng, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Chu Văn An trở thành một cái tên nổi trội ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Cuộc thi 'Đến với Con đường tương lai' đã chính thức được phát động nhằm lan tỏa giá trị công trình nghiên cứu của nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Tuấn.
Với số điểm tuyệt đối 30/30, em Nguyễn Lê Hiền Mai, học sinh lớp chuyên Hóa, Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối A00 của cả nước trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khi đạt điểm tuyệt đối Toán 10, Vật lý 10, Hóa học 10.
Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, cả nước có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 theo khối xét tuyển đại học.
Sở Xây dựng Hà Nội đang lấy ý kiến các sở, ngành và đơn vị liên quan góp ý cho dự thảo Nghị quyết về chuyển đổi phương tiện xanh và phát triển hệ thống trạm sạc trên địa bàn thành phố.
Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ngay từ tên gọi đã thể hiện sự “cấp bách, quyết liệt” và có thể được coi là một cuộc cách mạng nhận thức về lĩnh vực bảo vệ sự trong lành cho mặt đất và bầu trời của Tổ quốc.
Sau vòng đấu loại, 12 đội bóng xuất sắc nhất đại diện cho các khu vực trên toàn quốc sẽ tranh tài tại vòng chung kết giải bóng đá vô địch U15 quốc gia, chuẩn bị khởi tranh vào tuần tới tại Hưng Yên.
Thất bại nặng nề trước Malaysia hồi tháng 3 khiến cơ hội dự Asian Cup 2007 của đội tuyển Việt Nam còn quá ít, điều đó cũng đồng nghĩa phần còn lại trong nhiệm kỳ của HLV Kim Sang Sik phụ thuộc vào phong độ của đội U23. Đó là thứ áp lực mà gần như các HLV nước ngoài đều phải trải qua. Thậm chí, chiếc ghế của họ vững hay không, cũng đến từ đội bóng kế thừa này.