Thánh đầu tư Warren Buffett: ‘Tiền có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, nhưng tài năng của bạn thì không, nếu đặc biệt giỏi ở một khía cạnh nào đó, bạn luôn có lợi ích!’

22/03/2023 16:26 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Khi được hỏi "chọn cổ phiếu nào để phòng ngừa lạm phát", Buffett nói, "Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào chính bản thân mình". 

Vào năm thứ ba của đại dịch, vào ngày 30/4 theo giờ địa phương, "Tiệc Tết của giới đầu tư" - cuộc họp cổ đông của Warren Buffett, đã trở lại tại Omaha, Hoa Kỳ.

Theo thống kê sơ bộ, khoảng 40.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự bữa tiệc "hành hương" trực tiếp và hơn 100.000 người đã xem buổi phát sóng trực tiếp thông qua các nền tảng trực tuyến như Tencent và Jiufang.

Là "sự kết hợp đỉnh cao" trên thị trường vốn, Warren Buffett, 91 tuổi đã cùng cộng sự 98 tuổi, Charlie Munger trả lời nhiều câu hỏi trong suốt 5 tiếng rưỡi đồng hồ hỏi đáp trong phiên họp.

Những câu trả lời đó không chỉ bao gồm kiến thức về tình hình vĩ mô, đầu tư giá trị, quản lý doanh nghiệp… mà còn chứa đựng rất nhiều suy nghĩ về triết lý sống.

Là một trong những người giàu nhất thế giới, Buffett được mệnh danh là "thần chứng khoán" nhờ triết lý đầu tư độc đáo, chính xác và lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư của mình.

Khi được hỏi "chọn cổ phiếu nào để phòng ngừa lạm phát", Buffett nói, "Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào chính bản thân."

Ông tin rằng bản chất của giao dịch là trao đổi năng lực và công cụ chống lại lạm phát là năng lực tạo ra lợi nhuận của chính bạn. Nếu bạn đặc biệt giỏi ở một khía cạnh nào đó, bạn luôn có thể đổi lấy một số lợi ích. Tiền có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, nhưng tài năng của bạn thì không.

Đầu tư vào bản thân là sự bảo vệ tốt nhất giúp bạn chống lại lạm phát.

Đại hội cổ đông tại công ty của thánh đầu tư Warren Buffett năm 2022 dạy tôi  bài học về đầu tư vào bản thân: Tiền có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, nhưng tài năng của bạn thì không - Ảnh 1.

Warren Buffett

Đối với những người bình thường, trong thời đại bất định này, họ nên đầu tư vào bản thân như thế nào để chống lại rủi ro?

Có một bài học rất quan trọng mà chúng ta học được đó là: biết mục tiêu của mình là gì và nỗ lực vì nó.

Tôi thường nghe những người xung quanh phàn nàn:

Ngày nào cũng đi sớm về muộn, thức khuya làm thêm giờ, nhưng sao lại cứ có cảm giác không tiến triển hơn?

Năng lực của đồng nghiệp rõ ràng không bằng tôi, tại sao sau khi chuyển việc họ lại phát triển tốt như vậy, tôi có nên đổi việc không?

Ở thành phố hạng nhất, có nhà có xe, cuộc sống không nợ nần, nhưng tại sao tôi lại không cảm thấy vui chút nào?

Họ lo lắng vì những bận rộn mù quáng mỗi ngày, trở nên hoang mang khi đặt mình vào so sánh và than thở về giá trị tinh thần giữa sự dư dả vật chất.

Suy cho cùng, đó là bởi vì họ không biết mục tiêu cuộc sống của mình là gì.

Những người xuất sắc biết cách nghiêm túc suy nghĩ về ý nghĩa và mục tiêu cuối cùng của mình, trong khi những người tầm thường chỉ quan tâm đến những lợi ích trước mắt.

Một người không có mục tiêu, điều đó rốt cuộc có ý nghĩa gì?

Đại học Harvard từng thực hiện một cuộc khảo sát với chủ đề "mục tiêu có tác động gì đến cuộc sống", và các đối tượng tham gia khảo sát đều là những người có trí thông minh, trình độ học vấn và môi trường tương đồng.

Theo khảo sát, 3% trong số họ có mục tiêu rõ ràng và dài hạn, 27% không có mục tiêu, 60% khác có mục tiêu mơ hồ và 10% có mục tiêu rõ ràng nhưng tương đối ngắn hạn.

Sau 25 năm theo dõi nghiên cứu, kết quả cho thấy cuộc sống của họ có quan hệ mật thiết với việc họ có mục tiêu trong năm đó hay không.

3% năm đó, hầu hết tất cả họ đều đã trở thành những người ưu tú của xã hội.

10% số người không ngừng đạt được các mục tiêu ngắn hạn và trở thành các chuyên gia như bác sĩ và luật sư.

60% đại đa số sống ổn định nhưng hoang mang.

Đối với 27% những người không có mục tiêu, hầu hết họ là những người nghèo và sống ở tầng lớp dưới của xã hội, và phàn nàn về cuộc sống khó khăn của bản thân.

Có mục tiêu và không có mục tiêu, đó rõ ràng có thể tạo ra những cuộc sống khác.

Đại hội cổ đông tại công ty của thánh đầu tư Warren Buffett năm 2022 dạy tôi  bài học về đầu tư vào bản thân: Tiền có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, nhưng tài năng của bạn thì không - Ảnh 2.

Có một mục tiêu dài hạn rõ ràng có nghĩa là bạn biết mình đang sống vì điều gì.

Buffett nói, "Bạn phải tìm ra kiểu người mà bạn muốn trở thành, việc bạn biết mình muốn trở thành ai, sẽ giúp phần trăm hiện thực hóa nó trong tương lai cao hơn."

Chính vì ngưỡng mộ Benjamin Graham, "cha đẻ của phân tích chứng khoán hiện đại", mà chàng trai trẻ Buffett năm nào đã tham gia các khóa học của ông tại Đại học Columbia, sau đó trở thành nhân viên của ông và từ từ bắt đầu hành trình đầu tư của riêng mình.

Mục tiêu đóng một vai trò định hướng quan trọng trong cuộc sống, loại mục tiêu bạn đặt ra sẽ quyết định bạn sẽ nỗ lực như thế nào và bạn sẽ có cuộc sống ra sao.

Nếu bạn vẫn cảm thấy bối rối và không biết làm thế nào để tìm ra mục tiêu cuộc sống của mình, bạn có thể thử bắt đầu suy nghĩ từ những câu hỏi sau:

1. Hiện tại người mà bạn ngưỡng mộ nhất đang làm gì?

2. Mười năm nữa, bạn muốn trở thành người như thế nào?

3. Trong tương lai, bạn muốn người khác đánh giá mình như thế nào?

Những câu hỏi trên có thể giúp bạn làm rõ kiểu cuộc sống mà bạn mong muốn trong lòng.

Cuốn sách "Bản chất của nghèo đói: Tại sao chúng ta không thể thoát khỏi nghèo đói" có lời khuyên như sau: "Bước đầu tiên để thoát khỏi nghèo đói là nghĩ về những mục tiêu dài hạn và quen với việc hy sinh một số mục tiêu ngắn hạn vì nó."

Bạn càng sớm đặt ra các mục tiêu trong cuộc sống, bạn càng có thể chủ động diễn tốt vai diễn của chính mình trong cuộc sống, đưa ra những quyết định đúng đắn về cuộc sống và công việc, đồng thời giữ được sự tỉnh táo và vững vàng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Do đó, hãy tìm mục tiêu cuộc sống của bạn càng sớm càng tốt, đừng để sự bận rộn mù quáng trước mắt khiến bạn phải sống trong nghèo khó.

Sau bước ngoặt của dịch bệnh, nhận thức của chúng ta về công việc và cuộc sống có lẽ cũng đã có một số thay đổi.

Cuộc sống là một trò chơi vô tận, tương lai sẽ không suôn sẻ và cũng sẽ chẳng có con đường tắt nào để đi theo.

Một nhà giáo dục từng nói: "Thay vì liên tục đuổi theo đàn ngựa, tốt hơn hết bạn nên biến mình thành một đồng cỏ tươi tốt, để đàn ngựa tự tìm đến gặm cỏ."

Chỉ bằng cách đầu tư vào bản thân, bạn mới có thể có một cuộc sống sung túc và dư dả!

Thiên Vy (Nguồn: Sohu, Vision Times)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm