Tết Hàn thực 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục ngày 3/3 Âm lịch với người Việt

11/04/2024 09:09 GMT+7 | Bạn cần biết

Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực, thường được tổ chức rộng rãi trong các gia đình ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh phía Bắc.

Ý nghĩa đặc biệt của Tết Hàn thực

Trong ngày này, các gia đình thường làm bánh trôi bánh chay để cúng tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết nguồn gốc, ý nghĩa của ngày bánh trôi – bánh chay này.

Tết Hàn thực 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Tết Hàn thực ở Việt Nam thì không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường.

Vào ngày 3/3 hàng năm, người Việt duy trì phong tục làm bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội (Hàn Thực) với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Tết Hàn Thực ở Việt Nam mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Đây cũng là dịp để gắn kết các thành viên trong gia đình, là dịp để sum vầy, đoàn tụ. Ngày Tết Hàn Thực còn mang đến ý nghĩa mong muốn cho mưa thuận gió hòa, quanh năm thuận lợi.

Tết Hàn thực 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch - Ảnh 2.

Nhà nho Phan Kế Bính khi cuốn viết sách Việt Nam phong tục đã giải thích về Tết Hàn thực như sau: “Ta nhiễm theo tục ấy (tức Tết Hàn thực bên Trung Quốc), thành ra ăn Tết hôm mồng ba. Mà ta thì làm bánh trôi, bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng ta chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng gì đến Giới Tử Thôi, mà tiếng là hàn thực, nhưng nấu nướng chẳng có kiêng gì”.

Tết Hàn thực 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch - Ảnh 3.

Bánh trôi bánh chay là đặc trưng trong ngày Tết Hàn thực của người Việt. Từ xa xưa bánh trôi bánh chay đã đi vào thơ ca như những món ăn đặc trưng phổ biến.

Ngày giỗ tổ Hùng vương ngày 10/3 âm lịch hàng năm, người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn...

Cổ tích cũng kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Lạc Long Quân - Âu Cơ. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển...

Tết Hàn thực 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch - Ảnh 4.

Phong tục ăn bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn thực

Nhiều thập kỷ trôi qua, bánh trôi bánh chay đã được người Việt sử dụng như món ăn đặc trưng trong mâm cúng ngày Tết Hàn thực. Bánh được làm ra để thờ cúng tổ tiên, ông bà với tất cả sự thành kính.

Tết Hàn thực 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục của người Việt vào ngày 3/3 âm lịch - Ảnh 5.

Vào Tết Hàn thực , người Việt sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, cội nguồn.

Bánh trôi, bánh chay Việt được làm từ bột gạo nếp thơm, thể hiện rõ nét nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam. Bánh trôi trắng trong, tỉ mỉ đến từng chi tiết để tạo hình bánh được tròn đều, mùi bánh mang hương vị ngọt ngào, hòa chung không khí ấm cúng của mỗi gia đình. Còn bánh chay có lớp vỏ trắng tinh khiết mang tính dương, bên trong nhân đậu xanh vàng ươm mang tính âm, ngụ ý âm dương hòa hợp.

Dâng cúng bánh trôi, bánh chay trong mâm cỗ ngày Tết Hàn Thực, người dân muốn cầu nguyện không khí trong lành, thời tiết thuận hòa.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Duy An (Tổng hợp)/ Nguồn ảnh: Internet

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm