21/06/2018 06:55 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Bức ảnh chụp một tấm bang-rôn tại Buôn Ma Thuột có hình 2 người xả rác bừa bãi kèm tên, tuổi, địa chỉ của họ đang khiến cộng đồng mạng tranh cãi kịch liệt những ngày qua.
Đây vốn là hoạt động mang tính cá nhân của một người dân, do bức xúc về việc vứt rác không đúng nơi quy định của dân cư xung quanh đó, mặc dù khu phố đã có khẩu hiệu kêu gọi. Trước lúc thực hiện bang-rôn, người này đã thực hiện nhiều biện pháp khác để ngăn chặn, trong đó có cả rải tờ rơi, nhưng đều không hiệu quả.
Giải thích về tấm băng rôn, anh cho rằng mục đích chính chỉ là để họ nâng cao ý thức vệ sinh công cộng.Hình thức này thực ra rất hiệu quả, bởi trước đó, đa phần người xả rác nghĩ không ai biết, nên ý thức rất kém. Nhưng việc làm băng-rôn như lần này hy vọng sẽ giúp nhiều người không dám vi phạm.
Tuy nhiên, người ủng hộ thì nói rằng đây là một hành động nâng cao ý thức giữ gìn môi trường rất hiệu quả và cần được nhân rộng. Những cách tuyên truyền trước đây vốn thiếu tính răn đe và không thay đổi được vấn nạn này.
Người phản đối thì cho rằng kể cả họ có vi phạm thì cũng đã có những chế tài xử phạt được quy định, không thể “bôi xấu” bằng hình ảnh, thông tin cá nhân của họ - những điều không có trong quy định. Mặt khác, việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác mà không được họ cho phép cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Năm 2015, tại Brazil, một tổ chức đã thực hiện chiến dịch chống phân biệt đối xử trên mạng xã hội. Họ chụp hình những bình luận tiêu cực, chửi bới trên mạng xã hội. Sau đó, họ xác định xem chủ nhân của những bình luận đó là ai, đang sống tại đâu. Cuối cùng, họ in những bức hình chụp bình luận đó thành những tấm áp phích lớn đặt ở gần khu vực chủ nhân của những lời bình luận này đang sống.
Chiến dịch đã gây tiếng vang lớn thời điểm đó. Trả lời báo chí về mục đích của mình, họ nói rằng: “Những kẻ đưa ra những lời bình luận đó nghĩ rằng không ai biết họ là ai và họ thích làm gì thì làm. Chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”.
Sự việc này tại Brazil đã thành công và được ủng hộ. Có lẽ lý do chủ yếu là bởi vì trên những tấm áp phích đó, hình ảnh đại diện và tên của chủ nhân bình luận đã được làm mờ - không vi phạm pháp luật.
Trên thực tế, những bức hình làm mờ vẫn khiến người xuất hiện trong đó có thể tự nhận ra mình và đạt được mục đích cảnh tỉnh những người vi phạm. Họ vẫn biết rằng có người đang theo dõi và cần phải thay đổi ý thức. Những người khác nhìn vào đó có thể tự liên hệ rằng những hành vi mới là điều đang bị lên án chứ không phải cá nhân cụ thể nào. Những tấm áp phích này giúp mọi người rút kinh nghiệm từ sai lầm chứ không vì mục đích công kích bất cứ ai.
Việc cảnh tỉnh người khác với những bằng chứng rõ ràng, là một hành động mang lại hiệu quả rõ rệt, nhưng cũng phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Ai cũng có thể phạm những sai lầm trong cuộc đời và những hành động nhân văn là giúp họ nhận ra sai lầm đó để kịp thời sửa chữa,nhằm trở thành một người tốt hơn trong tương lai.
Hạ Hồng Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất