13/02/2011 11:02 GMT+7 | Trong nước
Tối ngày 11/2, Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia để loan báo thông tin bất ngờ: Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức và trao lại quyền lực cho quân đội.
“Sự sụp đổ của “pharaoh”Ngay sau đó, nhiều người Ai Cập đã đổ ra đường ăn mừng. “Chúng tôi đã làm được điều chưa có tiền lệ suốt 7.000 năm qua. Chúng tôi đã lật đổ một Pharaoh. Ai Cập đã tự do và sẽ không bao giờ trở lại tình trạng như trước đây” - Tareq Saad, một người thợ mộc 51 tuổi nghẹn ngào nói với phóng viên hãng tin AP. "Tôi tự hào vì là người Ai Cập. Tôi chỉ có thể nói được thế. Cuối cùng chúng tôi đã có chính quyền do mình chọn và có thể sẽ xây dựng một đất nước tốt hơn mà mình từng mơ tới” - Rasha Abu Omar, 29 tuổi, nhân viên một trung tâm điện thoại thổ lộ.
3 thập kỷ cầm quyền
Hosni Mubarak sinh ngày 4/5/1928 tại Kafr-El-Meselha, Ai Cập. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tiếp tục học tập ở Học viện Quân sự Ai Cập và nhận bằng cử nhân Khoa học quân sự vào năm 1949. Tiếp đó ông tham gia Học viện Không quân và nhận thêm bằng Cử nhân Khoa học hàng không.Là sĩ quan không quân, Mubarak phục vụ trong nhiều đơn vị khác nhau, bao gồm 2 năm là phi công lái máy bay chiến đấu Spitfire. Từ tháng 2/1959 tới tháng 6/1961, Mubarak được đưa đi huấn luyện ở Liên Xô và Kyrgyzstan, trong đó ông được điều khiển những chiếc máy bay Ilyushin Il-28 và Tupolev Tu-16.
Năm 1975, Mubarak được đưa lên ghế Phó Tổng thống và khi Tổng thống Anwar Sadat bị ám sát năm 1981, ông đã ngồi vào ghế Tổng thống. Mubarak cũng chính là Tổng thống cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Ai Cập, kéo dài tới 3 thập kỷ.
Tương lai nào chờ đón cựu Tổng thốngTheo sau các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Tunisia, người dân cũng đã xuống đường ở Ai Cập. Sở dĩ làn sóng biểu tình lan tới Ai Cập là vì nước này cũng có những vấn đề xã hội và chính trị giống như Tunisia, trong đó có tình trạng thất nghiệp tăng cao và tham nhũng. Ngoài ra, người biểu tình còn chán nản với việc đất nước vẫn nằm trong tình trạng khẩn cấp kéo dài hàng thập kỷ; lương tối thiểu quá thấp và giá thực phẩm tăng vọt như tên lửa.
Việc Mubarak sau đó phải nhượng bộ người biểu tình và ra đi khiến người dân Ai Cập vui sướng. Nhưng giới phân tích chỉ ra rằng trước mắt Ai Cập vẫn là một tương lai khó đoán. Đó là vì khung cảnh chính trị ở Ai Cập hiện nằm trong tay các chỉ huy quân đội, cụ thể là Hội đồng quân đội tối cao, với lãnh đạo là Nguyên soái Mohammed Hussein Tantawi, 75 tuổi, người rất trung thành với Mubarak. Tới hay, Hội đồng vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về việc sẽ đưa đất nước đi theo hướng nào trong thời gian chuyển đổi quyền lực.Về bản thân Mubarak, ông đã đáp máy bay tới Sharm el-Sheikh, thành phố nghỉ mát ở nam bán đảo Sinai của Ai Cập. Hiện có tin đồn ông Mubarak đã rời Ai Cập, nhưng thông tin chưa được xác nhận. Một số đích đến của Mubarak đã được đề cập tới như Saudi Arabia, Châu Âu, Anh, Mỹ và cả Israel. Nhưng dù ở đâu, ông cũng khó tránh khỏi các cáo buộc tham nhũng và thậm chí là một lệnh dẫn độ tới từ quê hương.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất