Chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, sáng 2/2 (ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo và dựng cây Nêu ngày Tết theo phong tục truyền thống tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, sáng 25/1 (tức 23 tháng Chạp), tại chợ Cái Răng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, người dân đi chợ mua sắm lễ, vật cúng ông Công, ông Táo từ sớm. Tuy nhiên, không khí chợ 23 Tết không náo nhiệt, sôi động như mọi năm.
Ngày 25/1/2022 (tức ngày 23 tháng Chạp), chợ cá Yên Sở (Hà Nội) lại tấp nập cảnh mua bán cá chép chuẩn bị cho ngày ông Công, ông Táo. Ngay từ sáng sớm, các tiểu thương từ khắp mọi nơi tập trung về đây mua buôn để mang đi tiêu thụ.
Sự kiện được quan tâm nhiều nhất trong tuần lễ này có lẽ không gì khác là nghi lễ cúng ông Công, ông Táo tại các gia đình vào ngày 23 tháng Chạp. Bên cạnh việc sắm đồ cúng lễ thì mọi người cũng cần phải lưu tâm đến việc xử lý túi nylon, chai nhựa, tro đốt vàng mã sao cho không ảnh hưởng tới môi trường.
Ít nhất có 8 lễ cúng quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán. Đó là lễ cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp; lễ cúng Tất niên vào chiều 30 Tết; lễ cúng Giao thừa; lễ cúng Nguyên đán vào sáng mùng 1 Tết.
Bắt đầu từ 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm (ngày cúng tiễn ông Công ông Táo chầu Trời), các gia đình bắt đầu vào Tết. Mọi người chuẩn bị gói bánh chưng, mua đồ sẵn sàng làm cỗ và lễ cúng Tết.
Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.
Ngày 23 Tháng Chạp, theo phong tục của người Việt Nam là ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ cùng văn khấn Táo quân để tiễn đưa ông Táo về trời.
Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là hồ Ha Le) năm nay đột nhiên sôi động vì sự có mặt của bầy thiên nga. Có lẽ cũng vì sự có mặt của “nhân vật mới” này, chuyện thả cá nhân dịp cúng ông Công, ông Táo ngày 23 Tháng Chạp tại đây cũng thú vị hơn hẳn.
Để có một cái Tết Táo quân thật đẹp và ý nghĩa, cần chú ý những điều đại kỵ nên tránh và đặc biệt cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thiên nhiên sau lễ hội này.
Ngày nay, ngoài lễ vật vàng mã, cá chép, nhiều nơi tại miền Bắc còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng, người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện nghi lễ thả cá chép theo phong tục “Tết ông Công, ông Táo” và gặp gỡ kiều bào về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền của dân tộc.
'Thả cá đừng thả túi nilon' - Đây là thông điệp mà các tình nguyện viên của chiến dịch 'Đường Táo quân' muốn gửi đến người dân dịp Tết ông Công, ông Táo năm nay.
Chuẩn bị cho Tết "Ông Công, ông Táo" 23 tháng Chạp, những ngày qua, đặc biệt là hôm nay 19/1 (22 tháng Chạp), trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, không khí chuẩn bị cho ngày tiễn các Táo quân về trời đã rất nhộn nhịp và hối hả.
Chỉ còn ba ngày nữa là đến 23 tháng Chạp - ngày tiễn ông Công ông Táo chầu trời và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017, phố phường Hà Nội dường như đông vui náo nhiệt hơn hẳn.