06/10/2013 12:39 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đã được đông đảo báo giới nước ngoài đưa tin, thể hiện sự kính trọng dành cho ông.
“Với các học giả quân sự trên thế giới, Võ Nguyên Giáp là một trongnhững người đi đầu về chiến tranh du kích cách mạng thời hiện đại” – hãng tin AP viết.
“Khoảnh khắc ngắn ngủi hạnh phúc nhất đời”
AP phân tích: “Từ một lực lượng nhỏ trang bị nghèo nàn gồm 34 người, được thành lậptrong một cánh rừng ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 12/1944, tướng Giáp đã xây dựng nên một lực lượng chiến đấu về sau trở thành Quân đội Nhân dân ViệtNam. Theo nhà viết tiểu sử Cecil B. Currey, thuở ban đầu, vũ khí của lực lượng chỉ gồm hai khẩu súng côn xoay, một khẩu súng máy hạng nhẹ, 17 súng trường và 14 súng hỏa mai và một số đã được sản xuất trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904-1905.
34 chiến binh đầu tiên đã thề quyết tử vì độc lập của Việt Nam chống lại sự thống trị ngoại xâm. Tới tháng 8/1945, khi Nhật Bản đầu hàng và Thế chiến thứ 2 kếtthúc, đạo quân ban đầu đã có tới 5.000 người, được trang bị nhiều vũ khí, gồm có cả vũ khí của Mỹ do Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (O.S.S), tiền thân của CụcTình báo trung ương – CIA, cung cấp để chống lại những người Nhật.
Trong gần 3 thập kỷ, tướng Giáp đã dẫn đạo quân của mình chiến đấu chống lại nhiều kẻ thù có trang bị tốt hơn, hậu cần tốt hơn. Năm 1954, ông đã khiến người Pháp thất bại ê chề trong trận Điện Biên Phủ kéo dài 55 ngày.
Với hàng triệu người Việt Nam, đây còn hơn là một chiến thắng quân sự. Đây là chiến thắng tinh thần và tâm lý trước một kẻ đô hộ thực dân bị căm ghét và chiến thắng đã đưa tướng Giáp trở thành huyền thoại quốc gia. Ngày 30/4/1975, Sài Gòn, thủ đô chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Sự kiện chấm dứt một cuộc chiến dài và nhiều cay đắng, giúp thống nhất Việt Nam. 25 năm sau sự kiện, tướng Giáp kể lại rằng sự sụp đổ của Sài Gòn là “khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời ngắn ngủi này của tôi”.
|
AP cũng dành một dung lượng lớn trong bài viết để ca ngợi tài năng quân sự của tướng Giáp: “Trong sự nghiệp của mình, tướng Giáp đã chỉ huy hàng triệu quân nhân trong các đơn vị chính quy, đứng sau là du kích địa phương và dân quân tự vệ ở các ngôi làng nằm trên khắp Việt Nam. Ông đã đi tới các khu vực hẻo lánh nhất nước trong nhiệm vụ tuyển quân và ông đã học hỏi nghệ thuật chiến tranh theo cách thức cổ điển - thông qua chiến đấu.
Ông đã phát động đủ dạng chiến tranh: các cuộc tấn công du kích, đánh bom, chiến đấu trực diện trên chiến trường và đưa nhân dân tham gia vào cuộc chiến ở mức nhiều nhất có thể.
Những người phụ nữ nông dân mang theo súng đạn giấu trong người và cả đồ tiếp tế tới cho các du kích ẩn náu trong làng. Trẻ em chuyển thông tin về hoạt động di chuyển của binh lính trong làng họ. Mỗi người là một chòi canh máy bay địch.
Cuối cùng, tướng Giáp đã vượt qua kẻ thù của mình. Người Pháp mệt mỏi với việc phải trả giá khi chiến đấu với ông ở Đông Nam Á, tương tự là người Mỹ, sau khi có tới 58.000 binh sĩ Mỹ đã chết trong một cuộc chiến rơi vào thế sa lầy.
Trong một bài báo xuất bản ở Hà Nội vào năm 1967, tướng Giáp viết: “Đế quốc Mỹ muốn đánh nhanh. Chiến đấu trong một cuộc chiến trường kỳ đã là thất bại lớn với họ. Tinh thần của họ còn thấp hơn cả cỏ dại. Người Mỹ khônghiểu rằng chúng tôi có binh lính ở khắp mọi nơi và rất khó khăn để khiến chúng tôi bất ngờ”.
Định nghĩa lại một chương của lịch sử thế giới Ngoài AP, nhiều hãng tin khác cũng có bài ca ngợi tài năng của Đại tướng. Hãng tin BBC viết: “Họ của ông là Võ, dịch ra tên ông có nghĩa là “sức mạnh” và “lá chắn mạnh”. Cái tên quá đỗi phù hợp với một người đã góp phần đánh bại nhiều cường quốc quân sự lớn. Là người cộng sản cống hiến hết mình, Võ Nguyên Giáp chưa từng được huấn luyện quân sự, nhưng ông đã gây dựng danh tiếng như một nhà chiến lược tài năng, đã giành được các thắng lợi trước những kẻ thù có trang bị tốt hơn rất nhiều”.
Los Angeles Timesviết: “Từ Điện Biên Phủ tới Khe Sanh cho tới trận Mậu Thân, cái tên của ông đã đồng hành với các trận chiến đã xác định lại một chương của lịch sử thế giới và giúp thúc đẩy các phong trào giải phóng dân tộc, từ châu Mỹ tới Mỹ Latin”.
Tờ báo cũng trích lại tâm sự của tướng Giáp với nhà báo Stanley Karnow: “Nếu tôi không trở thành một người lính, tôi có thể vẫn là một thầy giáo, có thể là môn triết học hoặc lịch sử. Gần đây có người hỏi rằng khi mới thành lập quân đội, có bao giờ tôi tưởng tượng mình sẽ chiến đấu chống người Mỹ. Một câu hỏi ngớ ngẩn! Liệu khi đó người Mỹ có tưởng tượng rằng ngày nào đó họ sẽ phải chiến đấu chống lại chúng tôi?”
Trang tin PRI đánh giá “không thể tranh cãi việc tướng Giáp là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của thế kỷ 20, dù ông từng là kẻ thù của Mỹ”.
PRI dẫn lời Jamie Warren người vừa viết một cuốn tiểu sử về tướng Giáp, cho biết: “Tôi nghĩ rằng sự vĩ đại của tướng Giáp nằm ở khả năng của ông trong việc nhìn nhận chiến tranh dưới một khía cạnh hết sức rộng lớn. Rộng hơn nhiều và khôn ngoan hơn nhiều các đối thủ Pháp và Mỹ. Ông hiểu rằng các cuộc chiến chẳng có nhiều ý nghĩa trong hoàn cảnh Việt Nam. Điều quan trọng nhất là khía cạnh chính trị của các cuộc chiến, ở đây là việc huy động và tổ chức nhân dân.
Chuyên đề: Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tường Linh (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất