(TT&VH) - Cách đây hai hôm, một buổi “sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, tôi nhận được điện thoại của nhà thơ Định Hải báo cho biết có một đồng hương với ông, làm thơ rất hay, đang trên đường đến báo TT&VH, nhưng nhà thơ Định Hải lại không cho biết quý danh người ấy là ai.
Chờ đến quá trưa thì thấy một người đàn ông tóc muối tiêu, đeo kính trắng, dáng người thấp, ăn mặc giản dị xuất hiện… Ông là nhà thơ, nhà báo Lê Huy Hòa, tác giả bài thơ Hoa phượng (Sách Tiếng Việt 2, tập 2) mà từ lâu nhà thơ Định Hải đã cất công đi tìm giúp chúng tôi…
* Hoa phượng “nở thơ” trên yên xe đạp
Nhà thơ Lê Huy Hòa, sinh năm 1949 ở một làng dừa rất đẹp của xứ Thanh, đó là xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, nơi có trường cấp 1, cấp 2 Tố Như nổi tiếng một thời. Mái trường thân yêu của tuổi thơ ông có nhiều phượng vĩ và cứ khi hè đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Là học sinh giỏi văn (đã từng đoạt giải học sinh giỏi của tỉnh và học sinh giỏi toàn miền Bắc) nhưng khi ấy ông còn chưa biết làm thơ, mặc dù rất muốn viết về hoa phượng. Cái màu hoa thân yêu ấy cứ ám ảnh ông suốt mấy chục năm trời. Cho tới khi có một quê hương thứ hai (quê vợ ông) – quê lụa Hà Đông ông mới viết được bài thơ về hoa phượng.
Chuyện là, hồi ông mới chuyển công tác về Hà Đông, ngày ngày đi làm ông thường đi qua Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, dọc con đường ấy và cả ở trong khuôn viên trường có rất nhiều cây phượng. Mùa hè tới, dàn nhạc ve sôi động như làm cho hoa thêm tươi rói, thêm chói chang. Hoàn cảnh ấy đã khiến ông xúc cảm và suy nghĩ. Điều gì đã làm cho hoa phượng đẹp rực rỡ như vậy? Chắc không thể phượng cứ muốn ra hoa vào mùa nào cũng được và cũng không thể một mình phượng làm ra được màu đỏ ấy mà phải có sự góp sức của gió, nắng, của “mặt trời ủ lửa” hoa mới rực rỡ, sáng tươi.
Chính màu đỏ rực lửa của hoa phượng đã “nhóm lửa” trong tâm hồn ông và bùng cháy thành những vẫn thơ. Đang đạp xe trên đường, ông dừng lại ngay một gốc phượng gần trường Nguyễn Trãi và lấy sổ tay, kê ngay lên yên xe đạp, viết một mạch xong bài thơ Hoa Phượng và gần như không phải sửa chữa từ nào.
Hoa Phượng
Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thẫm Rừng rực cháy trên cành.
Bà ơi sao mà nhanh Phượng nở nghìn mắt lửa Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ
Hay đêm qua không ngủ Chị gió quạt cho cây Hay mặt trời ủ lửa Cho hoa bừng hôm nay?
(Sách Tiếng Việt 2, tập 2)
* Cháu chưa biết chữ mà đã thuộc lòng Hoa Phượng
Bài thơ Hoa Phượng được sáng tác vào khoảng năm 1985, sau đó được đăng trên báo Hà Tây và nhanh chóng được các nhà biên soạn SGK đưa vào chương trình giảng dạy. Từ đó tới nay, sau rất nhiều lần tái bản, bài thơ vẫn được chọn in và đã để lại dấu ấn với biết bao thế hệ độc giả.
Khi bài thơ được đưa vào sách giáo khoa, tác giả bài thơ không hề hay biết. Tình cờ một lần ông ra hiệu sách mua sách cho con thì đọc được bài thơ của mình in trong sách. Điều ấy đã khiến nhà thơ thực sự bất ngờ và sung sướng. Bởi lẽ, SGK dành cho biết bao thế hệ học sinh và đến con mình, rồi cháu mình cũng sẽ được học.
Hiện nhà thơ Lê Huy Hòa đã có tới 6 cháu nội, và ông cho biết một điều thú vị là các cháu nội của ông rất thích thơ của ông nội, trong đó có đứa cháu còn đang học lớp mẫu giáo, chưa cả biết chữ mà đã thuộc đến nửa tập thơ của ông nội, trong đó có bài thơ Hoa Phượng.
Với ngôi trường Nguyễn Trãi – nơi ông đã dừng xe đạp trước cổng và viết bài thơ Hoa phượng kia, sau này khi in tập thơ thiếu nhi thứ 2 “Trái đất ở trong nhà” ông đã tặng cho cho trường 50 cuốn thơ.
* Làm được thơ nhờ “tác động” của cháu
Cho đến nay, ông đã có 4 tập thơ, hai tập người lớn và hai tập dành cho thiếu nhi. Với ông, viết thơ cho thiếu nhi không hề đơn giản, nhất là ở thời buổi này. Ông cho rằng, dường như “sáng tác cho tuổi nhỏ vẫn bị coi là chuyện nhỏ (chữ của Phạm Đình Ân), không mấy người quan tâm thực sự”.
Ông quan niệm, sáng tác cho thiếu nhi cũng cần sự chắt chiu trong câu chữ và dồn nén trong cảm xúc là đưa đến cái các em cần chứ không phải cái mình có. Viết cho thiếu nhi cũng cần nhiều yếu tố trong đó trong đó tình yêu dành cho các em là yếu tố hàng đầu.
“Tôi còn viết được cho thiếu nhi cũng nhờ nhiều yếu tố mà nhiều nhất có lẽ là tác động từ chính những đứa cháu tôi. Tôi có tới 6 đứa cháu nội và vô cùng yêu quý chúng. Hàng ngày, quan sát những biểu hiện của chúng, chơi cùng chúng đã tạo nên những đồng cảm, những thích thú và tứ thơ cũng cứ vậy trào dâng” – nhà thơ Lê Huy Hòa bộc bạch.
Từ miền núi cao tới vùng biển xanh, các lễ hội văn hoá - du lịch - ẩm thực diễn ra nhằm đón du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm ngày từ 30/4 đến hết 4/5.
Tối nay (29/4), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chạy đôi tàu mang tên "Đoàn tàu Thống Nhất", với mong muốn lan toả niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới của đất nước và các doanh nghiệp Việt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã hoàn tất
Hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên, Nam vương Hà Quang Trung và Á vương Vũ Linh được mời đảm nhận vai trò Đại sứ du lịch, đồng hành cùng chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 30/4 đến 4/5 tại tỉnh Ninh Thuận.
Fashion show "Tinh hoa Kinh Bắc x NTK Thạch Linh" thu hút sự tham gia của hơn 10.000 khán giả. Show diễn nằm trong dự án tôn vinh vẻ đẹp văn hóa dân tộc và quảng bá du lịch thông qua thời trang được NTK Thạch Linh khởi xướng và tổ chức từ năm 2023 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
15 năm kể từ khi phát hành album "Bộ đội" – dự án rock hóa nhạc đỏ đầu tiên tại Việt Nam, Thái Thùy Linh chính thức trở lại sân khấu với minishow đặc biệt mang tên "Linh Bộ đội".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt có chủ đề: "Mùa Xuân thống nhất".
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã huy động sự tham gia của tất cả đơn vị thông tin, các cơ quan thường trú trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện tuyến thông tin về các hoạt động kỷ niệm.
Theo truyền thông Anh, Chelsea đang chuẩn bị bước vào cuộc đua chuyển nhượng với Real Madrid để giành chữ ký của Tomas Araujo, tài năng trẻ đang lên của Benfica.
Huyền thoại quần vợt Rafael Nadal mới đây chia rằng anh hoàn toàn tin tưởng tay vợt số 1 thế giới Jannik Sinner vô tội, trong bối cảnh tay vợt người Ý chuẩn bị trở lại thi đấu sau án phạt cấm thi đấu vì doping.
Trước trận bán kết lượt đi Champions League gặp Inter Milan, HLV Hansi Flick kỳ vọng Barca sẽ thể hiện bộ mặt khác so với trận chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha vừa qua, cả về lối chơi lẫn tinh thần thi đấu.
Khai mạc chiều 29-4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm mang tên "Chân dung Quốc Thái", giới thiệu hơn 150 tác phẩm, như tổng kết cuộc đời sáng tác nghệ thuật của cố họa sĩ từ năm 1968 đến trước khi ông mất năm 2020.
Thời khắc 11h30 trưa ngày 30-4-1974 là ký ức không thể nào quên, không chỉ với những chiến sĩ quân giải phóng có mặt tại Dinh Độc Lập, mà cả với những người chiến đấu trên từng mặt trận, đóng góp vào mùa xuân đại thắng năm 1975!.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 29/4/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Mùa Xuân thống nhất".
Trong bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" (ngày 27/4), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử".
Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) mới đây đã chính thức công bố danh sách 7 đội tuyển đầu tiên đủ điều kiện tham dự AVC Nations Cup 2025, trong đó có đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam.
Tối 29/4/2025, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề "Sức sống Trường Sa".
Tháng 4-5/2025, khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức những thước phim đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại một số bến xe khách và các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông tăng cao. Một số tuyến đường ùn tắc kéo dài theo chiều từ nội đô đi các tỉnh, thành phố.