12/09/2014 14:58 GMT+7 | Di sản
(Thethaovanhoa.vn) - Bức tranh vẽ chân dung bà Gertrud Loew của danh họa Áo Gustav Klimt có thể sẽ được bán, với giá ước tính hơn 30 triệu USD, nhằm giải quyết tranh chấp giữa Tổ chức Quản lý Di sản Klimt ở Vienna và cháu gái bà Loew.
Họa sĩ theo
trường phái tượng trưng Gustav Klimt đã vẽ bức chân dung này hồi năm
1902 và nó thuộc về bà Gertrud Loew cho đến năm 1938, thời điểm bà tìm cách chạy trốn phát xít Đức.
Không ai biết chính xác điều gì đã xảy ra với bức tranh sau khi bà Loew trốn khỏi Áo để tới Mỹ. Song năm 1942, nó được phát hiện nằm dưới sự sở hữu của Gustav Ucicky, một đạo diễn điện ảnh thời phát xít Đức và là con trai ngoài giá thú của danh họa Klimt.
Bức tranh vẽ chân dung Gertrud Loew của danh họa Áo Klimt
Hiện nay, bức tranh này đang thuộc quyền sở hữu của Tổ chức quản lý di sản Klimt. Tuy nhiên, cô cháu gái của bà Loew là Andrea Felsovanyi đang tìm mọi cách để giành lại bức tranh. Vụ việc này sẽ phải nhờ đến sự phân xử của một nhóm chuyên gia.
Theo luật của Áo, tổ chức quản lý di sản Klimt không bị buộc phải từ bỏ quyền sở hữu bức tranh. Tuy nhiên chính quyền Áo khuyên họ nên trao trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp. Trong tuần này, một nhóm chuyên gia đã khẳng định, bức tranh đã bị lấy đi trái phép từ chủ sở hữu trước và cần phải được trao trả lại.
Ernst Ploil, luật sư của bà Felsovanyi, nói rằng bà đã trao cho ông quyền tự do thương thảo nên ông muốn bán tranh cho một bảo tàng hoặc nhà sưu tầm tư nhân. Số tiền thu được sẽ chia đôi, một nửa thuộc về bà Felsovanyi và nửa kia thuộc về Tổ chức quản lý di sản Klimt.
Thời Thế chiến 2, phát xít Đức đã đánh cắp
hàng trăm ngàn tác phẩm nghệ thuật từ các bảo tàng và bộ sưu tập cá
nhân, là cơ sở để hình thành nhiều cuộc tranh chấp trong vài năm trở lại đây.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất