Người dân TPHCM háo hức diện áo dài đến phố ông Đồ, du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm không khí Tết Việt Nam

07/01/2023 18:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 (hay còn gọi là Phố Ông đồ) có chủ đề “Thành phố tôi yêu” khai mạc vào ngày 5/1 và kéo dài đến ngày 26/1 (14 tháng Chạp đến mùng 5 Tết) với nhiều hoạt động ý nghĩa. 

Ghi nhận tại Nhà văn hóa Thanh niên, không khí Tết dường như đang đến rất gần bởi trong tiết trời se lạnh, rất đông người dân diện áo dài, quần là áo lụa thướt tha đến tham quan và chụp ảnh.

Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 có chủ đề “Thành phố tôi yêu” khai mạc vào ngày 5/1 và kéo dài đến ngày 5-26/1 (14 tháng Chạp đến mùng 5 Tết) với nhiều hoạt động ý nghĩa: Phố ông đồ, không gian vườn mai, không gian phố ông các chương trình nghệ thuật, hoạt động chăm lo Tết, các sự kiện thiện nguyện…

Không gian vườn mai vàng rực dọc theo mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) được xem là điểm nhấn của Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023. 

Được biết, Lễ hội Tết Việt là lễ hội thường niên của Nhà Văn hóa Thanh niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về với nhiều ý nghĩa đặc biệt trong đó chủ yếu là những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo không gian vui chơi, thưởng ngoạn cho người dân trên địa bàn thành phố. 

Có một con phố ở trung tâm TP.HCM người người nô nức diện áo dài du Xuân khiến khách du lịch nước ngoài thích thú  - Ảnh 2.

Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 tái hiện lại cảnh ruộng lúa Nam Bộ theo từng tầng, mùi thơm hương lúa khiến những người đến tham quan chụp ảnh thích thú.

Có một con phố ở trung tâm TP.HCM người người nô nức diện áo dài du Xuân khiến khách du lịch nước ngoài thích thú  - Ảnh 3.

Ngoài cảnh ruộng đồng Nam Bộ, không gian Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 còn tái hiện tục treo ngô (bắp) trên gác nhà của đồng bào dân tộc Mông, ở vùng miền núi phía Bắc.

TP.HCM: Người dân du ngoạn phố ông đồ, khách nước ngoài thích thú 

Điểm nhấn của Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 năm nay chính là không gian vườn mai vàng rực dọc theo mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1). Bên cạnh đó là sự tái hiện đồng bằng với những dải lúa chín trĩu nặng, ngạt ngào hương thơm của đồng bằng Nam Bộ. 

Sự xuất hiện của các gian hàng chợ quê, nặn tò he, làm tranh nghệ thuật xoắn giấy, giấy handmade tạo hình 3D, khắc thủ công mỹ nghệ, vẽ tranh truyền thần, góc ẩm thực đèn dầu, gian hàng áo dài…như góp phần tô điểm thêm sự náo nhiệt của không khí Tết Việt xưa. 

Không gian rực rỡ, nô nức người ra vào của Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 khiến người đến tham quan cảm tưởng như Xuân đã đến rất gần. 

Ngoài ra, không thể không kể đến không gian Phố ông đồ “ôm trọ” mặt tiền của Lễ hội,  tái hiện lại khung cảnh những ông đồ xưa ngồi viết chữ cho khách ngày Xuân.

Cả hai mặt tiền Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Ngọc Thạch có tổng cộng khoảng không gian liền kề có khoảng 50 gian hàng của các ông đồ trong trang phục áo dài, khăn đóng với khay mực, giấy trắng, giấy đỏ, bao lì xì đỏ,... khách tham quan đến có thể xin chữ và mua tranh.

Không gian Phố Ông đồ tấp nập người xin chữ, cho chữ,...

Các gia đình cũng tranh thủ dịp này xúng xính áo dài, váy hoa đưa con trẻ đến chụp những bộ ảnh Xuân. . 

Không chỉ gia đình, nhiều bạn trẻ cũng tranh thủ dịp này xúng xính trong bộ áo dài truyền thống đến tham quan Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 và chụp những bộ ảnh Xuân. 

Nhiều du khách nước ngoài bày tỏ sự thích thú với không gian Tết Việt xưa tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. 

Ngoài tiểu cảnh phục vụ khách du ngoạn Xuân, không gian Lễ hội Tết Việt 2023 còn có riêng một khu vực ăn uống nằm sát sân khấu chính phục vụ các món ăn Việt, Nhật, Hàn,...Giá cả đều là giá đã được niêm yết sẵn. 

 Chia sẻ với chúng tôi Chị Nguyễn Anh Thư (Quận 3) cho biết, chị và gia đình đã đến đây từ sớm để tham quan, thưởng thức không gian Tết Việt ở tại Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố. 

 "Mình không định đi nhưng khi đi ngang quan đây thấy ấn tượng nên đã ghé vào, đặc biệt khi vừa đến cửa mình đã nghe hương lúa chín phảng phất rất thơm, khiến cho mình có cảm giác nhớ nhà trong thời tiết se se lạnh này. Sau đó, đi vào một chút trước mắt mình là mai vàng, hoa cúc mâm xôi, những bộ áo dài rất thướt tha, tất cả những điều đó làm cho mình có cảm giác Tết đến rất gần rồi", chị Thư nói.

Có một con phố ở trung tâm TP.HCM người người nô nức diện áo dài du Xuân khiến khách du lịch nước ngoài thích thú  - Ảnh 11.

Bên cạnh các tiểu cảnh còn có gian hàng cho thuê áo dài phục vụ khách có nhu cầu.

Thông tin từ ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh Niên Thành phố Hồ Chí Minh, gam màu chủ đạo của Lễ hội Tết Việt Quý Mão 2023 là màu nóng đỏ, vàng tạo nên sắc màu rực rỡ của mùa Xuân đất trời phương Nam. Tổng thể phối cảnh sẽ tạo nên một không khí “quê nhà ngày Tết” với bếp nhà, mảnh sân, cánh đồng mênh mang hương sắc Tết, rộn ràng tiếng Xuân. 

Không gian tràn ngập sắc Xuân của Lễ hội Tết Việt dự kiến sẽ thu hút hàng nghìn lượt khách ghé đến tham quan, chụp ảnh mỗi ngày. 

Được biết, hàng đêm tại sân khấu chính sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc như biểu diễn Lân Sư Rồng; đờn ca tài tử cải lương; hát bội; biểu diễn thời trang; liveshow các ca sỹ, các ban nhạc trẻ… đan xen với hoạt động về ẩm thực diễn ra liên tục từ ngày 5-20/1 (tức từ chiều 14 tháng Chạp đến ngày 29 Tết), mang lại không khí vui tươi, rộn ràng cho những ngày giáp Tết sôi động.

Bảo Trân - Di Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm