Ngỡ ngàng ảnh màu 100 năm tuổi như chụp ngày hôm qua

14/05/2015 09:47 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Những bức ảnh màu mà nhiếp ảnh gia Sergey Prokudin-Gorsky chụp cách đây 100 năm bằng một chiếc máy ảnh đặc biệt trông sống động như vừa xuất hiện ngày hôm qua.

Các bức ảnh là những đứa con tinh thần của Sergey Prokudin-Gorsky, một nhà hóa học người Nga, đồng thời là người tiên phong trong nghệ thuật chụp ảnh màu, Ông đã chụp những bức ảnh này trong khoảng thời gian từ 1909-1915, khi Nga bắt đầu tham gia Thế chiến I.

Sa hoàng Nicholas II, người là vị vua cuối cùng trong lịch sử Nga, đã phê chuẩn để Prokudin-Gorsky được lắp đặt một căn phòng tối đặc biệt trên một đoàn tàu hỏa và sau đó rong ruổi trên khắp đất nước để ghi lại cuộc sống thường nhật của người dân. 

Các con trai của Prokudin-Gorsky đã bán bộ sưu tập ảnh của cha họ cho Thư viện Quốc hội vào năm 1948 với giá khoảng 5000 USD lúc bấy giờ. Ước tính bộ ảnh hiện có giá hơn 40.000 USD.

Sergey Prokudin-Gorsky đã chụp mỗi bức ảnh 3 lần, với các ống kính màu đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển rồi sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để ghép chúng lại với nhau

Một cựu binh người Hồi giáo ở Dagestan, Tây Nam nước Nga, năm 1904

Bức ảnh "tự sướng" của Prokudin-Gorsky chụp năm 1912

Một người phụ nữ Nga trong trang phục truyền thống

Những người nông dân trên một cánh đồng chè

Một gia đình người Azerbaijan, khi ấy vẫn thuộc Nga

Một người đàn ông Hồi giáo bên sạp vải của mình tại Samarkand, hiện tại là Uzbekistan

Một hàng đưa ở Samarkand

Một thương gia mặc trang phục vùng Trung Á truyền thống, bên con lạc đà với đầy bao tải, có thể chứa ngũ cốc hoặc bông 

Những người đàn ông di chuyển gần Petrozavodsk, trên tuyến đường sắt Murmansk, vào năm 1915

Bức ảnh người đàn ông trong trang phục vùng Trung Đông hút hookah được chụp trong khoảng năm 1905-1915

Trong một công xưởng ở vùng núi Ural, miền Trung nước Nga

Một nhà tù ở vùng Trung Á

Khi Prokudin-Gorsky chụp bức hình Tu viện Nilova vào năm 1910, nó vẫn được sử dụng cho mục đích tôn giáo, nhưng vào năm 1927 nơi đây đã được dùng làm trại tập trung và trại trẻ mồ côi, sau đó Tu viện được tu sửa và phục hồi vào năm 1990

Cảnh tượng ảm đạm tại một ngôi làng hẻo lánh gần vùng núi Ural, được chụp năm 1912

Thành phố Tbilisi, nay là thủ phủ của Gruzia

Nhà thờ St. Nicholas ở Mozhaisk, chụp năm 1911

Hiện Nga là một đất nước công nghiệp, nhưng vào năm 1912, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế

Nhà máy vải ở Bayramaly, nay thuộc Turkmenistan

Thủy điện Hindu Kush năm 1911 là nhà máy điện lớn nhất được xây dựng trong thời Đế chế Nga

Phan Vân Anh
Theo Daily Mail

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm