Ngày 8/7: Không có tin hỗ trợ, VN-Index tiếp tục lùi bước

08/07/2009 14:49 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn lưỡng lự tìm xu thế mới. Mặc dù kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết sắp được công bố, nhưng nhà đầu tư vẫn khá cảnh giác. Nhiều CTCK nhận định, đây thời điểm nhà đầu tư ngắn hạn có thể tham gia giao dịch, khả năng gặp rủi ro và khả năng thu lợi nhuận là khá cân bằng.

 
 
Tối qua 7/7, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục có một phiên giao dịch thất vọng khi cả ba chỉ số chính đều giảm điểm mạnh, trong đó S&P 500 và DowJones giảm gần 2%. Tại châu Á, các chỉ số chứng khoán trong khu vực sáng nay (8/7) cũng chìm trong sắc đỏ.

Theo CTCK AVSC, thời điểm hiện tại không thích hợp đối với nhà đầu tư dài hạn, riêng với nhà đầu tư “lướt sóng” khả năng gặp rủi ro và khả năng thu lợi nhuận là khá cân bằng. Đám đông nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi con sóng kết quả kinh doanh quý II/2009, tuy nhiên yếu tố bất ngờ đã không còn.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 4,64 điểm, xuống 442,99 điểm (tương đương giảm 1,04%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.834.670 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 156,34 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 25 mã tăng giá, 48 mã đứng giá tham chiếu, 92 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 3 mã tăng trần là PET, VNE, HLA và 5 mã giảm sàn là DTT, SGH, VHC, VTA, PTC.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 0,69 điểm, xuống 446,94 điểm (tương đương giảm 0,15%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 27.923.490 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1.019,59 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/07/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 446,79 điểm, giảm 0,84 điểm (tương đương giảm 0,19%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 31.827.110 đơn vị, giảm 7,02% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.162,174 tỷ đồng, giảm 8,41% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 922.470 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 57,78 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 32.749.580 đơn vị (giảm 31,50% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.219,953 tỷ đồng (giảm 30,10%).

Trong tổng số 166 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 62 mã tăng giá, 71 mã giảm giá, 33 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 21 mã tăng trần, 4 mã giảm sàn là DTT, L10, MAFPF1, VIC.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá và 3 mã đứng giá.

Cụ thể, VNM tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,16%), đạt 98.000 đồng. STB tăng 300 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,86%), đạt 35.300 đồng. STB cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường với hơn 6,4 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 20,14% tổng khối lượng toàn thị trường).

Các mã HAG, HPG và PVD giữ nguyên mức giá tham chiếu, với mức giá tương ứng là 70.000 đồng/cổ phiếu; 56.500 đồng/cổ phiếu và 77.000 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, DPM giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,23%), còn 43.200 đồng. PVF giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,25%), còn 40.500 đồng. FPT giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,69%), còn 72.000 đồng. VCB giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,77%), còn 55.500 đồng. BVH giảm 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,32%), còn 46.400 đồng.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 35,82% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là DRC với mức tăng 5,00% lên 84.000 đồng (tăng 4.000 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 458 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,95%, mã VIC đóng cửa chỉ còn 46.100 đồng/cổ phiếu (giảm 2.400 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 116 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SJS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 106.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 518 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất là TCT, VPL khi cùng mất đi 2.500 đồng/cổ phiếu xuống mức giá tương ứng là 88.000 đồng và 64.500 đồng.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 giảm 200 đồng (tương đương 1,68%), chỉ còn 11.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 8.400 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 200 đồng (tương đương 4,17%), chỉ còn 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 74 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.479.750 đơn vị, bằng 10,93% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 476.000 đơn vị, chiếm 62,10% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như SJS (313.780 đơn vị), HSG (267.180 đơn vị), PVF (235.500 đơn vị) và STB (213.470 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là RIC (96,23%), TDH (92,47%), DHG (78,95%), KDC (77,33%) và SJD (74,12%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

35.300

300

0,86%

6.408.430

SAM

31.000

(600)

-1,90%

1.457.660

SSI

65.000

500

0,78%

1.304.150

LCG

54.000

2.500

4,85%

1.145.140

VFMVF1

11.700

(200)

-1,68%

1.083.640

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DRC

84.000

4.000

5,00%

457.930

SJS

106.000

5.000

4,95%

517.770

HSG

32.300

1.500

4,87%

627.380

LCG

54.000

2.500

4,85%

1.145.140

CNT

23.800

1.100

4,85%

129.580

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VIC

46.100

(2.400)

-4,95%

115.670

DTT

14.300

(700)

-4,67%

37.010

L10

17.100

(800)

-4,47%

7.980

ANV

17.900

(800)

-4,28%

145.190

MAFPF1

4.600

(200)

-4,17%

115.790



(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm