Ngày 7/7: HOSE vẫn chưa xác định được xu thế

07/07/2009 14:21 GMT+7 | Thế giới

Sau phiên giao dịch có phần gây sốc hôm qua (6/7), khi đồng loạt các cổ phiếu đều tăng trần, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giảm điểm trở lại. Và như vậy, thị trường vẫn chưa xác định được xu thế rõ ràng và lời khuyên được đưa ra từ các công ty chứng khoán là nhà đầu tư vẫn nên tiếp tục thận trọng.
 

Sự hào hứng trong phiên giao dịch hôm qua đã không được kéo dài, thị trường sáng nay mở cửa chỉ duy trì được ưu thế tăng điểm trong những phút đầu. Lực bán tăng mạnh đã đẩy chỉ số quay đầu giảm điểm.

Tối qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ. Tại châu Á, mối nghi ngờ về khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn là nguyên nhân chính làm các chỉ số chứng khoán trong khu vực giảm điểm.

Theo CTCK VNDS, thị trường đã có một phiên giao dịch đầu tuần thành công sau hai tuần ảm đạm của thanh khoản. Dấu hiệu đầu cơ ở nhóm cổ phiếu có thông tin tốt về báo cáo quý II đã quay trở lại, trong đó có nhóm cổ phiếu nhỏ. Đây là yếu tố tích cực trong ngắn hạn cho thị trường vì nó tăng tính thanh khoản của nhóm cổ phiếu này. Tuy nhiên, rủi ro lúc này của thị trường Việt Nam chính là việc thị trường thế giới đang còn xu hướng điều chỉnh giảm và chính điều này có thể cản trở đà tăng giá của VN-Index.

Còn CTCK Bảo Việt khuyến nghị, nhà đầu tư cá nhân vẫn nên tiếp tục thận trọng. Mặc dù đà giảm đã có biểu hiện chững lại, nhưng tín hiệu mua vào cũng chưa được khẳng định. Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng và không nên giải ngân quá tích cực khi thị trường chưa có xu thế rõ ràng.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 3,79 điểm, xuống 450,48 điểm (tương đương giảm 0,83%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.978.610 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 118,65 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 74 mã tăng giá, 37 mã đứng giá tham chiếu, 53 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, SGH. Đáng chú ý, trong đó có 22 mã tăng trần, 5 mã giảm sàn là FPC, RIC, VFMVF4, VTO, TMP.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục giảm điểm mạnh hơn xuống dưới mức 450 điểm. Hàng loạt các mã bluechip đã giảm điểm trong đợt này, trong đó nhiều cổ phiếu giảm sàn. Mặc dù sau 20 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số này đã có dấu hiệu phục hồi trở lại tuy nhiên đà phục hồi này cũng không giữ được lâu. Hai cổ phiếu VCB và BVH giảm điểm mạnh đã ảnh hưởng khá nhiều đến chỉ số VN-Index trong phiên này.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,62 điểm, xuống 448,65 điểm (tương đương giảm 1,24%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 30.330.790 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1.119,08 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/07/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 447,63 điểm, giảm 6,64 điểm (tương đương giảm 1,46%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 34.229.630 đơn vị, tăng 13,38% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.268,919 tỷ đồng, tăng 16,52% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 13.581.270 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 476,41 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 47.810.900 đơn vị (tăng 42,20% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.745,331 tỷ đồng (tăng 45,09%).

Trong tổng số 166 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 68 mã tăng giá, 74 mã giảm giá, 23 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 30 mã tăng trần, 5 mã giảm sàn là DCL, FPC, MCP, VIC, BVH và 1 mã không có giao dịch là SGH. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 3 mã không còn dư mua là BVH, VIC, MCP trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 9 cổ phiếu giảm giá. Cụ thể, duy nhất mã PVF tăng 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,00%), đạt 40.600 đồng.

Còn lại, HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,71%), còn 70.000 đồng. DPM giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,81%), còn 43.300 đồng. FPT giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,36%), còn 72.500 đồng. HPG giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,74%), còn 56.500 đồng. VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,06%), còn 95.000 đồng. VCB giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,42%), còn 56.500 đồng. PVD giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,35%), còn 77.000 đồng.

Mã BVH giảm kịch sàn 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 47.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 4,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 12,48% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 35.000 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 500 đồng (tương đương 1,41%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,10% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là HTV với mức tăng 5,00% lên 12.600 đồng (tăng 600 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 95 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 2 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là VFC, BVH xuống các mức giá tương ứng là 11.400 đồng/cổ phiếu và 47.500 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì NTL, DRC là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 3.500 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 80.500 đồng và 80.000 đồng. Ngược lại, PVD là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.500 đồng xuống còn 77.000 đồng/cổ phiếu, với gần 212 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng trần, 3 mã giảm giá. Cụ thể, VFMVF1 giảm 200 đồng (tương đương 1,65%), chỉ còn 11.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng (tương đương 2,33%), chỉ còn 8.400 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,96%), chỉ còn 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,35%), đạt 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 66 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.930.450 đơn vị, bằng 8,56% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, STB được họ mua vào nhiều nhất với 491.410 đơn vị, chiếm 11,50% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như PPC (328.150 đơn vị), VFMVF1 (270.100 đơn vị), FPT (221.020 đơn vị) và HPG (208.400 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là ACL (92,50%), TRC (75,89%), DHG (72,01%), NBB (70,98%) và HT2 (63,98%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

35.000

(500)

-1,41%

4.271.450

SAM

31.600

1.500

4,98%

3.980.790

SSI

64.500

(1.000)

-1,53%

1.718.470

HLA

23.600

1.100

4,89%

1.271.000

VCB

56.500

(2.000)

-3,42%

1.115.420

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HTV

12.600

600

5,00%

94.820

HBC

29.500

1.400

4,98%

272.100

SAM

31.600

1.500

4,98%

3.980.790

VKP

12.700

600

4,96%

361.970

TTC

10.600

500

4,95%

29.700

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VFC

11.400

(600)

-5,00%

36.640

BVH

47.500

(2.500)

-5,00%

456.250

MCP

17.300

(900)

-4,95%

36.170

VIC

48.500

(2.500)

-4,90%

103.600

SFI

50.000

(2.500)

-4,76%

86.090

5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NTL

80.500

3.500

4,55%

575.340

DRC

80.000

3.500

4,58%

338.770

TCT

90.500

3.000

3,43%

23.000

SJS

101.000

2.500

2,54%

561.640

SFC

58.000

2.500

4,50%

5.120

5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất

Giá

+/-

%

KLGD

PVD

77.000

(3.500)

-4,35%

211.980

DCL

65.000

(3.000)

-4,41%

33.580

SFI

50.000

(2.500)

-4,76%

86.090

VIC

48.500

(2.500)

-4,90%

103.600

BVH

47.500

(2.500)

-5,00%

456.250

* MCO: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%   
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm