24/11/2018 11:22 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 23/11, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Nikolai Patrushev thông báo ông đã chuyển tới Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton những quan ngại của Nga về kế hoạch của Mỹ bố trí Hệ thống Phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) và triển khai máy bay không người lái có vũ trang.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu với báo giới, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Patrushev nhấn mạnh: “Washington hoàn toàn phớt lờ những vấn đề rất nghiêm trọng, chẳng hạn như khả năng sử dụng bệ phóng đa năng được tại các căn cứ NMD của Mỹ tại Romania và Ba Lan để sử dụng tên lửa Tomahawk. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang nghiên cứu công nghệ chế tạo các loại bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)”.
Theo lời quan chức an ninh Nga, hiện Mỹ cũng đang tiến hành sản xuất và triển khai máy bay không người lái có trang bị vũ khí. Những lo ngại này được chuyển tới Cố vấn An ninh Mỹ Bolton trong chuyến thăm Nga hồi tháng 10 vừa qua.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố kế hoạch rút khỏi INF với lý do Nga vi phạm hiệp ước này, đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ phát triển vũ khí. Tuy nhiên, Moskva khẳng định tuân thủ nghiêm chỉnh INF, trong khi Mỹ mới là bên vi phạm thỏa thuận.
Liên quan vấn đề này, Thư ký báo chí Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố Moskva muốn nhận được lời giải thích chi tiết hơn từ Mỹ, và cảnh báo rằng việc hủy bỏ các điều khoản INF buộc Nga phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm an ninh.
Trong những năm gần đây, Moskva và Washington thường xuyên cáo buộc lẫn nhau vi phạm INF. Nga nhiều lần tuyên bố tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết đưa ra hiệp ước này. Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng Moskva có những câu hỏi rất nghiêm túc đối với Mỹ về việc thực hiện INF. Theo Moskva, việc Washington triển khai trên đất liền, tại căn cứ quân sự ở Romania, cũng như tại Ba Lan, những bệ phóng có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk, bị cấm theo hiệp ước.
Phía Nga cũng lưu ý rằng Mỹ đang phát triển các phương tiện bay không người lái có vũ trang, tài trợ nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất.
INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu luôn coi INF là cơ sở giúp kiểm soát vũ khí, đồng thời quan ngại rằng việc INF sụp đổ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới.
TTXVN/Dương Trí
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất