13/02/2011 11:09 GMT+7 | Thế giới
Nếu thế người dân còn đỡ lo, nhưng những người “nhìn xa” hơn một chút lại đang nín thở lo một đợt tăng giá mới, tăng thực sự. Các báo đài thường hết sức cẩn trọng trước những thông tin dự báo giá cả sẽ tăng, sự “nhạy cảm” của loại thông tin này có thể làm chỗ dựa cho những “con buôn” tăng giá tùy tiện. Nhưng thực tế gần đây đã cho thấy sự tăng này đã là “ba năm rõ mười”, ai cũng biết, cũng ngấm.
Đầu tiên là chuyện tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 9,3% từ 18.932 VND/USD lên mức 20.693 VND/USD của Ngân hàng Nhà nước. Đây là nỗ lực “không thể đừng” mang tầm vĩ mô có thể dự đoán của Ngân hàng Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen, giúp giảm bớt áp lực với dự trữ ngoại hối của nước ta, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thương mại... Nhưng đi kèm với nó là nguy cơ giá cả, lạm phát tăng.Thực tế đã có nhiều mặt hàng ăn theo tỷ giá, nhất là các mặt hàng nhập khẩu. Ngày hôm qua, nhiều hãng gas lớn đã quyết định nâng giá gas từ 15.000 đồng đến 17.000 đồng mỗi bình gas 12 kg. Các doanh nghiệp dùng nhiều nguyên liệu nhập khẩu như dệt may, phân bón... cũng đang “nhấp nhổm” lo giá mới.
Ngày 11/2, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yêu như điện, than, xăng dầu, trong đó trình Chính phủ phê duyệt phương án giá điện mới để thực hiện từ tháng 3/2011. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: “Giá điện năm 2011 chắc chắn sẽ phải tăng, vì không thể bao cấp mãi về giá, làm méo mó nền kinh tế”. Theo Bộ trưởng, mức tăng sẽ được tính toán để không ảnh hưởng lớn đến người thu nhập thấp. Còn nhớ, tháng 3/2010, giá điện sinh hoạt đã có một đợt điều chỉnh với mức tăng bình quân 6,8%. Sau đúng 1 năm, điện lại có một giá mới.
Riêng giá xăng dầu - máu của nền kinh tế vẫn đang được cố gắng kìm giữ. Liên bộ Tài chính - Công thương đã cho phép các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tăng mức tiền bù lỗ từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu ít nhất đến hết tháng 2. Còn nhớ, vào thời điểm sau Tết Canh Dần năm ngoái, giá xăng được điều chỉnh tăng lên 590 đồng/lít đã gây ảnh hưởng ghê gớm tới nền kinh tế, giá cả leo thang mạnh. Vì vậy, việc kìm giữ giá xăng dầu vào thời điểm này là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, giá xăng dầu thế giới trong năm qua đã tăng tới 27%, nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao thì giá trong nước sẽ phải điều chỉnh. Hiện trên thế giới, nhiều mặt hàng đã thiết lập mặt bằng giá mới, cộng với việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, việc tăng giá của thị trường trong nước là điều khó tránh khỏi. Vấn đề người lao động mong mỏi là chính sách điều hành của các cơ quan quản lý nắm cán cân thị trường, tránh để hiện tượng “té nước theo mưa”, giá nguyên liệu tăng thì ít, giá hàng tăng nhiều. Như thế, người dân bỏ tiền ra, dù giá cao nhưng cũng đỡ ấm ức.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất