29/03/2023 15:44 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ở Dubai, có một loại trái cây rất được các đại gia địa phương ưa chuộng, vào thời cổ đại, nó còn được coi là biểu tượng của sự giàu sang. Loại quả này chính là chà là.
Nhắc đến thành phố Dubai của Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), chắc hẳn ai cũng đã quá quen thuộc. Đây là một vùng đất giàu có nổi tiếng thế giới, nơi quy tụ của giới nhà giàu. Đi trên đường phố, có thể nhìn thấy rất nhiều xe hơi sang trọng. Nhưng bởi vì địa hình nơi này là sa mạc, tương đối ít mưa, điều đó cũng dẫn đến sản vật địa phương, đặc biệt là trái cây, tương đối kém phong phú.
Theo blogger Sannong Xiaomao có 256.000 lượt thích trên trang Baidu (Trung Quốc), trên thực tế, ở Dubai, có một loại trái cây rất được các đại gia địa phương ưa chuộng, vào thời cổ đại, nó còn được coi là biểu tượng của sự giàu sang. Loại quả này chính là chà là.
Cũng theo blogger Sannong Xiaomao, chà là đã được bán ở Trung Quốc và đang được trồng ở miền nam nước này, nhưng nó không được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng lắm, có lẽ vì quá ngọt, hàm lượng đường lên tới 80%.
Khí hậu và môi trường ở Dubai tương đối khắc nghiệt, chủ yếu là sa mạc, lượng mưa hàng năm rất khan hiếm, nên tương đối ít loại cây có thể trồng được, còn cây ăn quả thì lại càng hiếm. Đối với người dân địa phương, cây ăn quả trồng được đã là quý, nhưng chà là lại là một trong số ít cây ăn quả có thể thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của Dubai và có lịch sử trồng trọt lâu đời.
Theo Wikipedia, chà là là loài đặc trưng trong chi Chà là thuộc họ Cau, là loài được trồng để lấy quả. Mặc dù xuất xứ ban đầu của nó không được biết rõ do nó được trồng trọt trong thời gian dài, nhưng có lẽ nó xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư (Iran ngày nay). Đây là loài cây có kích thước trung bình cao khoảng 15-25 m, có thân thẳng hoặc mọc ra nhiều thân từ gốc. Lá dài 3–5 m, với nhiều sóng/cọng tỏa ra (khoảng 150), các cọng này dài khoảng 30 cm và rộng 2 cm.
Giá trị dinh dưỡng của quả chà là
Cây chà là được trồng nhiều làm nguồn thực phẩm ở Trung Đông vào thời cổ đại. Trong văn hóa của người Hồi giáo, chà là và sữa chua hoặc sữa truyền thống là những thực phẩm đầu tiên được tiêu thụ sau khi mặt trời lặn trong tháng ăn chay Ramadan.
Một trong những lý do chính tại sao chà là có thể được ăn như thực phẩm là nó có hàm lượng đường cao. Hàm lượng đường của chà là rất cao, thường đạt 60-70%, một số giống chà là còn có hàm lượng đường cao tới 80%.
Trung Quốc cũng có giống chà là đỏ rất ngọt, nhưng chà là Iran còn ngọt hơn. Không cần thêm đường để làm kẹo chà là, vì bản thân quả chà là đã ngọt ngào như mật. Bởi vậy, ăn loại quả này chống đói rất tốt, vì có hàm lượng calo cao.
Theo Wikipedia, chà là đã được nhắc đến hơn 50 lần trong Kinh Thánh và 20 lần trong Kinh Qur'an. Nhiều học giả Do Thái tin rằng tham chiếu từ "mật ong" trong Kinh Thánh ngụ ý về "một vùng đất chảy đầy sữa và mật" thực sự là ám chỉ đến "mật ngọt" của chà là, chứ không phải mật ong.
Theo Kinh Qur'an, Maria được cho là đã sinh ra Chúa Giêsu dưới cây chà là; và tương tự, chà là được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, sản lượng của cây chà là rất cao, một cây có thể cho hàng trăm kg trái; và loại cây này rất dễ thích nghi, tuổi đời của cây khá dài, có những cây sống tới hàng trăm năm. Hơn nữa, chà là sau khi sấy khô có khả năng bảo quản rất lâu, có thể dùng làm đồ ăn vặt.
Đương nhiên, còn có một nguyên nhân rất quan trọng khác, đó chính là, chà là có mùi vị thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, cùi mềm ngon ngọt, giống như ăn kẹo mềm, hơn nữa còn chứa rất nhiều chất xơ, kali, magie và các khoáng chất khác. Vì vậy, theo blogger Sannong Xiaomao, chà là rất phổ biến ở Dubai, và rất nhiều đại gia địa phương phải ăn ít nhất vài quả chả là mỗi ngày.
Tuy nhiên chà là không phổ biến lắm ở Trung Quốc. Chà là cũng được trồng ở một số địa phương ở miền nam nước này như Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Khi trái chà là chín, nó thường được giữ trên cây mà không ai thèm hái. Điều này là do chà là được trồng trong các môi trường khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau.
Thậm chí, có loại chà là Iran nhập khẩu vào Trung Quốc cũng rất ít người mua, nguyên nhân chủ yếu là loại quả này quá ngọt, nhiều người Trung Quốc ăn không quen. Cùng với việc nhận thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng địa phương lo lắng rằng ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ không có lợi cho sức khỏe, ngay cả những người thích đường cũng chỉ có thể ăn một vài quả chà là.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất