Mesut Ozil đang đi vào vết xe đổ ở Arsenal

26/01/2022 19:10 GMT+7 | Champions League

(Thethaovanhoa.vn) - Phải mất 7 năm rưỡi khi sự nghiệp Arsenal của Mesut Ozil đi xuống từ một cầu thủ có khả năng thay đổi trận đấu đến kết thúc buồn tẻ, thế nhưng, trong phần lớn 12 tháng kể từ đó, vụ chuyển nhượng mơ ước đến Fenerbahce của tiền vệ người Đức dường như có nguy cơ đi vào vết xe đổ cũ.

Chuyển nhượng: Hợp đồng dài hạn là con dao hai lưỡi cho cầu thủ

Chuyển nhượng: Hợp đồng dài hạn là con dao hai lưỡi cho cầu thủ

Việc các cầu thủ đồng ý gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng dài hạn với một CLB nào đó là con dao hai lưỡi: Vừa đảm bảo tương lai vững bền cho bản thân, nhưng cũng đem đến rủi ro mất động lực thi đấu.

Cách đây đúng 1 năm, Ozil đã kết thúc giai đoạn đày ải chứng kiến ​​anh mất gần 1 năm không được ra sân ở đội 1 ở Arsenal, và “chuyển nhà” từ phía Bắc London sang Istanbul, đến với Fenerbahce, CLB mà anh đã ủng hộ khi còn là một cậu bé lớn lên trong cộng đồng Thổ Nhĩ Kì ở thành phố Gelsenkirchen của Đức.

Phong độ sa sút

Là hậu duệ của những người nhập cư Thổ Nhĩ Kì, sự xuất hiện của Ozil được người hâm mộ Fenerbahce ca ngợi như một sự trở về nhà, trong khi cùng với cảm giác hân hoan đó là nỗi lo sẽ nhấn chìm Arsenal vào ngày cuối cùng của mùa Hè năm 2013, ngoại trừ - bởi vì đây là bóng đá Thổ Nhĩ Kì mà chúng ta đang nói về - có thêm sự cuồng loạn.

Đấy là do ít được ra sân gần đây của tiền vệ người Đức và thực tế là phong độ của anh trước đó thậm chí đã sa sút trong một thời gian, đến mức tất cả có cảm giác rằng, ít nhất là ở Premier League, sự phát triển của bóng đá đã bỏ lại vai trò của số 10 đầy tự do phía sau.

Vào cuối mùa giải đầu tiên của anh ở Thổ Nhĩ Kì, Ozil chỉ có 10 lần ra sân cho đội bóng mới của anh, vắng mặt gần hai tháng sau khi bị tổn thương dây chằng mắt cá chân và vẫn chưa ghi được bàn thắng đầu tiên. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản anh được tân HLV của Fenerbahce, Vitor Pereira, trao băng thủ quân vào mùa Hè năm ngoái.

Có điều, bộ đôi này đã có mối quan hệ không tốt đẹp, Pereira vật lộn để khai thác những điều tốt nhất từ ​​cầu thủ hàng đầu của ông và, trong một giai đoạn vào mùa Thu, gặp khó khăn trong việc tìm một vị trí cho anh. Người ta nói về sự thất vọng ngày càng tăng của Ozil; cầu thủ 33 tuổi dường như đã ném chiếc áo bib theo hướng huấn luyện viên của mình sau khi bị bỏ lại như một cầu thủ dự bị không được sử dụng trong một trận đấu ở giải vô địch Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 và sự việc đã được phân tích rồi thổi phồng quá mức. Nó sẽ không lọt vào Top 10 hành động dằn dỗi lớn nhất trong tháng như của Cristiano Ronaldo cho đến nay, nhưng sự bất mãn rõ ràng đang sôi sục phía sau hậu trường. Chủ tịch Fenerbahce, Ali Koc, sau đó đã công khai cho Ozil biết rằng, anh nên tập trung vào bóng đá của mình nhiều hơn một chút.

Chú thích ảnh
Sự nghiệp của Mesut Ozil ở Fenerbahce đang đi xuống

Tuy nhiên, đến cuối tháng 11, Ozil đã trở lại và bắt đầu với phong độ tốt nhất của anh trong nhiều năm, ghi 5 bàn trong 7 trận đấu ở giải đấu cho đến lễ Giáng sinh, một lịch trình mà trong thời gian đó, với Fenerbahce không có dấu hiệu thách thức cho danh hiệu đầu tiên kể từ năm 2014, còn Pereira, người đã được phỏng vấn trong tuần này cho chiếc ghế ở Everton, đã bị đẩy ra khỏi cửa.

Nhờ vào sự thay đổi đó, về mặt bóng đá, sẽ là hợp lí khi cho rằng chiếc ghế nóng vẫn bị bỏ trống. Fenerbahce, đội bóng đang mòn mỏi ở vị trí thứ 6, không bao giờ có khả năng chứng kiến ​​những gì tốt nhất của một cầu thủ bây giờ đã ngoài 30 tuổi và thậm chí ở đỉnh điểm của sự cuồng loạn xung quanh việc vụ chuyển nhượng của anh, họ chắc chắn không bao giờ mong đợi thế. Thế nhưng, khi nói đến Mesut Ozil, cầu thủ thuần túy nhất của bóng đá, hiếm có điều gì chỉ đơn thuần là về bóng đá.

Điều đó đặc biệt đúng liên quan đến gốc gác Thổ Nhĩ Kì của anh. Khi còn là một thiếu niên, Ozil đã bị các nhân viên tại lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kì ở Đức chê bai khi đến nộp hộ chiếu để đủ điều kiện đại diện cho đất nước nơi anh sinh ra. Sau khi làm điều đó với sự khác biệt và chứng tỏ khả năng ở World Cup năm 2014, một bức ảnh gây tranh cãi với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kì Recip Tayyip Erdogan đã bắt đầu một loạt các sự kiện để cuối cùng dẫn đến việc chia tay sớm đội tuyển Đức của anh, Ozil nhấn mạnh cảm giác "người Đức khi chúng tôi giành chiến thắng, nhưng một người nhập cư khi chúng tôi thua".

Gánh nặng tài chính

Không có gì ngạc nhiên khi sự hiện diện của Ozil ở Thổ Nhĩ Kì ngay từ đầu đã bị chính trị hóa theo nghĩa đen, với các báo địa phương khẳng định mối quan hệ của Ozil với Erdogan - người từng có mặt trong đám cưới của tiền vệ này vào năm 2019 - đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn giải vô địch Thổ Nhĩ Kì của anh mà không phải là giải MLS của Mỹ.

Tại buổi lễ ra mắt của anh, Ozil được chụp bức hình giơ cao một lá cờ Azerbaijan để thể hiện sự ủng hộ đối với đất nước này trong cuộc xung đột với Armenia, một cuộc xung đột mà người hâm mộ Arsenal có thể nhớ rõ, đã ngăn cản đồng đội người Armenia của Ozil, Henrikh Mkhitaryan, chơi trận chung kết Europa League 2019 ở thủ đô Baku của Azerbaijan.

Và, gần như ngay lập tức, Ozil thấy mình đang ở giữa một cuộc tranh cãi kì lạ giữa Fenerbahce và đài truyền hình hàng đầu của bóng đá Thổ Nhĩ Kì beIN, trong đó Fenerbahce cáo buộc beIN về một chiến dịch được dàn dựng chống lại họ, với các cáo buộc khác nhau từ việc thao túng cảnh quay VAR (mà đài truyền hình này thực hiện không thực sự kiểm soát) đến việc phân phối tiền bản quyền truyền hình không công bằng (mà kênh truyền hình này thực sự không kiểm soát).

Chú thích ảnh
Mesut Ozil chịu rất nhiều điều tiếng trong thời gian cuối ở Arsenal

Các cầu thủ của Fenerbahce, trong đó có cả Ozil, đã mặc áo phông của chiến dịch “beFAIR” khi khởi động và trong các cuộc phỏng vấn, nhưng những hành động đó của CLB được coi là không khôn ngoan, khi kênh truyền hình của giải vô địch Thổ Nhĩ Kì sắp sửa được gia hạn hợp đồng. Cuộc khủng hoảng kinh tế của Thổ Nhĩ Kì và sự sụp đổ của đồng lira đã chứng kiến ​​giá trị của hợp đồng hiện tại giảm mạnh từ 500 triệu USD mỗi năm xuống còn 370 triệu USD cho mùa giải hiện tại vào thời điểm bóng đá Thổ Nhĩ Kì đang gặp khó khăn về tài chính, các CLB lớn nhất của nước này, kể cả Fenerbahce, đều nợ nần chồng chất.

Việc kí hợp đồng với Ozil được ca ngợi là một lợi ích cho bóng đá Thổ Nhĩ Kì nói chung, nhưng đối với nền tài chính khắc nghiệt đó, vụ chuyển nhượng ngày càng bị chỉ trích như là một ví dụ khác về sự thừa mứa trong một giải đấu vốn có thói quen trả lương hậu hĩnh cho các ngôi sao già nua. Trớ trêu thay, Koc đã thề sẽ chấm dứt thông lệ như vậy khi tranh cử tổng thống vào năm 2018, nhưng ông lại là người thúc đẩy thỏa thuận với Ozil nhằm làm hài lòng đám đông 6 tháng trước cuộc tái cử không có đối thủ của mình.

Phát biểu với tờ Forbes vào năm ngoái, một trong những nhà kinh tế học bóng đá hàng đầu của Thổ Nhĩ Kì, Tugrul Aksar, cho biết vụ chuyển nhượng này đã bất chấp logic và chắc chắn phải được "quản lí bất thường" và cơ cấu lại khoản nợ của CLB. Vì thế, ngay cả khi đã bị cắt giảm lớn từ mức lương khủng khiếp 350.000 bảng mỗi tuần mà anh được cho là kiếm được ở Arsenal, hợp đồng của Ozil - trị giá 11,5 triệu USD và có thời hạn đến mùa Hè năm 2024 - cho thấy một cam kết tiền mặt lớn của một CLB thực tế không có gì.

Và trừ khi Ozil có thể tái tạo phong độ trong màu áo Fenerbahce - và với việc đội bóng của anh có nguy cơ không thể tham dự cúp châu Âu – cầu thủ đang được nâng thành biểu tượng của CLB có thể trở thành gánh nặng tài chính quá lớn để họ chịu đựng được. Giờ thì chúng ta đã từng nghe điều đó ở đâu đấy…

Tháng 1/2018, Arsenal gia hạn hợp đồng 3 năm với Mesut Ozil, trị giá 350.000 bảng/tuần và sau khi phản đối quyết định này không được chấp thuận, Ralf Rangnick, HLV hiện tại của MU, đã từ chối thay thế Arsene Wenger.

 

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm