29/12/2022 10:45 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Loại rau này có vị ngọt nhưng lại giúp kiểm soát đường huyết tốt, thậm chí còn tiêu mỡ thừa nếu sử dụng đúng cách.
Đó chính là quả mướp ngọt (mướp hương), một loại rau quả quen thuộc với người Việt ta. Mướp ngọt không chỉ là món ăn ngon mà còn được ứng dụng trong y học, chữa được nhiều bệnh. Theo các chuyên gia, hầu như các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, vừa rẻ tiền mà không mang lại tác dụng phụ nào.
Trong quả mướp chứa nhiều nước, protid, glucid, lipid, cenlulose, canxi, photpho… và các loại vitamin tốt cho sức khỏe lẫn làn da. Loại quả này còn là nguồn cung cấp vitamin B6 và chất sắt, giúp sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ các cơ quan làm việc hiệu quả hơn.
Trong Đông y, mướp ngọt có vị ngọt, tính mát và không độc. Chúng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, thanh nhiệt, nhuận da, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Mướp có hàm lượng chất xơ và lượng nước lớn và ít calo, nhờ vậy mà phù hợp cho những người đang muốn giảm cân, có thể ăn nhiều mà không sợ béo.
Y học hiện đại phát hiện phần lá, quả, dây của cây mướp ngọt đều có công năng chữa bệnh. Riêng quả mướp có thể chế biến thành những món ăn ngon, đồ uống giải khát và các công dụng làm đẹp khác. Theo các chuyên gia tại Đại học Stony Brook (Mỹ), sau đây là một số lợi ích đáng chú ý của quả mướp ngọt.
Nhiều nghiên cứu tại Đại học Stony Brook cho thấy, quả mướp ngọt giàu vitamin C rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C đóng vai trò chính trong việc sản xuất protein giúp giảm khô da, thúc đẩy cơ thể tổng hợp collagen giúp làn da mịn màng, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm và các nếp nhăn.
Chất mangan có trong mướp là yếu tố quan trọng đóng góp vào việc kích thích cơ thể sản xuất insulin, từ đó ngăn ngừa và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Chất xơ của mướp ngọt cũng tăng độ nhạy cảm với insulin, giúp điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn món này thường xuyên để kiểm soát bệnh.
Do kinh nguyệt nên phụ nữ thường là đối tượng hay bị thiếu máu nhất. Các chuyên gia tại Đại học Stony Brook khuyên bạn nên dùng mướp ngọt để cải thiện tình hình. Cụ thể, loại rau này giàu vitamin B6 giúp sản xuất hemoglobin trong máu, vận chuyển oxy đến các tế bào máu và sản sinh hồng cầu rất tốt.
Mướp giàu chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của gốc tự do. Carotenoid là một chất chống oxy hóa có nhiều trong mướp, giúp tăng cường sức khỏe cho mắt, tim, da và đặc biệt là phòng ngừa một số loại ung thư. Bên cạnh đó, mướp ngọt cũng giàu nước và chất xơ hỗ trợ nuôi dưỡng và phục hồi da khỏi hư tổn.
Như đã đề cập, loại thực phẩm này rất giàu nước và chất xơ nên giúp chúng ta thấy no nhanh, giảm cảm giác đói nên hạn chế cơn thèm ăn sau đó. Thêm vào đó, loại rau này còn ít calo nên bạn có thể ăn nhiều một chút mà không ảnh hưởng tới cân nặng. Những người đang ăn kiêng hãy thêm mướp ngọt và khẩu phần ăn ngay bây giờ.
Mướp ngọt sở hữu vitamin C và beta-carotene, hai dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe mắt. Đặc biệt hơn, hai chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác, giảm khả năng bị đục thủy tinh thể và tăng cường thị lực.
Mướp là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng nên thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình. Tuy nhiên không phải ăn mướp như thế nào cũng tốt, bạn cần phải lưu ý một số điều như sau để bảo vệ sức khỏe.
Các chuyên gia tại Đại học Stony Brook cho hay, nấu mướp ngọt mà thấy vị đắng thì phải bỏ ngay, không được tiếc mà cố ăn. Lúc này mướp ngọt đã bị nhiễm độc arsenic, chất này không thể bị phá hủy ở nhiệt độ cao. Nếu ăn vào sẽ dễ ngộ độc và ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.
Những người có cơ địa dị ứng hoặc đang bị ốm không nên ăn mướp ngọt để tránh làm cơ thể khó chịu hơn. Do loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên người bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ cũng phải tránh để bệnh không tiến triển nặng.
Theo StonyBrook, Helthyleaf
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất