25/05/2010 07:01 GMT+7 | Phim
Poster phim Trung Quốc Nhật chiếu Trùng Khánh của đạo diễn Vương Tiểu Soái
|
Cần ủng
hộ “làm điện ảnh” theo một cách khác Đạo diễn Thierry Frémaux, trưởng BTC LHP Cannes 2010, trả lời
phỏng vấn L’Express. * Chủ đề của LHP Cannes
2010 là gì? - Thật ra không thể nói chữ “chủ đề” mà đó là một “hướng đi”. Có
nhiều bộ phim được gửi đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới,
nhưng tại sao chúng tôi lại chọn bộ phim A, hay B này mà không chọn bộ
phim C hay D kia? Theo một cách nào đó có thể gọi là “chủ đề”, nhưng đó
là một hướng đi xuyên suốt và chặt chẽ, gần như là việc tổng hòa từ kinh
nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết được qua nhiều kỳ LHP Cannes khác nhau. * Không kể các trường hợp ngoại lệ, Cannes vẫn luôn
là nơi hội ngộ của cùng những gương mặt tên tuổi như nhau. Vậy tại sao
chúng ta không tìm thêm xem “thực tế điện ảnh” hiện nay có gì mới hơn
ngoài những tên tuổi đã quen thuộc? - Một câu hỏi tuyệt vời! Bởi chúng tôi chưa từng được
hỏi một cách “trực tiếp” như thế. Thông thường, nhiều người phàn nàn là
có quá nhiều “người quen” hiện diện tại Cannes. Vậy hãy cho phép tôi
giải đáp như thế này: trước hết, những đạo diễn tên tuổi luôn làm ra
những bộ phim tầm cỡ, và những bộ phim này sẽ có mặt thường xuyên không
phải chỉ ở Cannes mà còn tại tất cả các LHP khác trên thế giới, chúng sẽ
được chiếu ngoài rạp, sẽ được in vào DVD, và được chiếu trên truyền
hình… Kế đến, ngay khi chúng tôi phải xem rất nhiều bộ phim trước khi
tuyển chọn, chúng tôi cũng khó mà có được những kết quả trọn vẹn nhất.
Song, chúng tôi cố gắng làm một cách tốt nhất có thể, để không chỉ nhắm
vào một hay hai quốc gia nào đó mà thôi. Chúng tôi không thể chỉ quan
tâm đến Mexico, Hàn Quốc, Rumani, Trung Quốc, hay Israel, Liban,
Palestin… mà năm nay, đã có nhiều đại diện mới đến Cannes tranh tài. * Ông phải ngồi xem rất nhiều phim, vậy ông có nhớ
chính xác chi tiết từng bộ phim một không? Việc xem quá nhiều phim liên
tiếp nhau như thế có khiến ông bị “bối rối” khi đưa ra những đánh giá
không? - Bởi vì công việc của
chúng tôi là xem phim mà. Tôi có nhiều người bạn là độc giả trung thành
của các tác phẩm văn học, còn chúng tôi, nghề nghiệp của chúng tôi là
những “khán giả xem phim trung thành”. Phòng chiếu phim đối với chúng
tôi là một trong những nơi ấm áp nhất thế giới. Bạn hỏi tôi có nhớ hết
tất cả chi tiết các bộ phim không? Đương nhiên là không. Nhưng chúng tôi
cảm nhận được tất cả chúng. Có những lần, một vài bộ phim được chiếu
lại với một tựa đề khác, nhưng chúng tôi nhận ra ngay. * Ông nghĩ sao về thực tế LHP Cannes năm nay, khi
cuộc khủng hoảng đã giáng một đòn mạnh vào công nghiệp điện ảnh toàn
cầu? - Tôi muốn bạn hiểu rằng quá trình tuyển chọn
phim tại Cannes không bao giờ là dễ dàng và phải biết dung hòa giữa
nhiều yếu tố. Rõ ràng rằng hiện nay chúng ta đang cần một sự đổi mới
trên bình diện thế giới. Điện ảnh là một nghệ thuật công nghiệp cần có
tiền để tồn tại. Khi thiếu tiền thì quá trình sáng tạo cũng bị lung lay.
Nhưng về lâu về dài, chúng tôi hoàn toàn không bi quan. Song song đó,
cũng cần nhắc lại rằng chúng ta cần phải ủng hộ những ai muốn “làm điện
ảnh” theo một cách khác. * Liệu có khi nào LHP
Cannes sẽ không còn nữa không? Tôi vẫn tự hỏi rằng Cannes giống như một
cuộc diễu hành của những người nổi tiếng hơn là một cuộc bình chọn phim
thật sự. Chúng ta vẫn có thể tổ chức đơn giản hơn nhưng kết quả vẫn mỹ
mãn như vậy chứ? - À, cá nhân bạn nhìn vấn đề là thế. Trước đây, có người cho rằng
chúng tôi đã quá sa đà theo kiểu “tinh hoa chủ nghĩa”. Tôi nghĩ rằng
cân bằng một sự kiện là một công việc khó, nhưng cứ mỗi năm chúng tôi
đều cố gắng tìm tòi những cái mới. Còn những người nổi tiếng đến với
Cannes? Đó là những người nghệ sĩ đã làm nên một nền điện ảnh cho chúng
ta. * Ông nghĩ sao về sự thành công vượt bậc của
Avatar? Kỹ thuật 3D có phải là tương lai của điện ảnh không? - Tôi rất thích bộ phim Avatar,
bởi trước khi nói đó là một bộ phim 3D, tôi nói, đó là một bộ phim hay.
Mấu chốt vấn đề ở chỗ này: nếu anh ứng dụng kỹ thuật mới 3D để có được
những tác phẩm điện ảnh để đời, thì 3D sẽ còn mãi. Trước đây, một Marcel
Poust (nhà văn Pháp) đâu đã có máy vi tính để viết văn, nhưng tác phẩm
văn học của ông vẫn sống mãi với thời gian. Nói cho cùng, thật tuyệt vời
khi chúng ta có thể quan sát được xem điện ảnh, sau 120 năm ra đời, vẫn
còn đầy sức sáng tạo và đổi mới như thế nào. Cao Điêu (theo L'Express) |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất