(Thethaovanhoa.vn) - Như Thethaovanhoa.vn đã thông tin, hôm qua (22/1) tại 206/19/30 Long Thuận, Q.9, TP.HCM, Bảo tàng Áo dài - có lẽ là đầu tiên tại Việt Nam và thế giới - đã chính thức khai trương. Với hơn 500 hiện vật áo dài và hơn 3.000 ảnh chụp, công phu mà nhà thiết kế thời trang Sĩ Hoàng và cộng sự bỏ ra trong 10 năm qua xứng đáng được ngưỡng mộ. Thế nhưng xét về tiêu chí bảo tàng và công tác trưng bày, hẳn còn nhiều điều đáng bàn…
Trong một cuộc trò chuyện trước đây, Sĩ Hoàng hình dung không gian áo dài sẽ gồm có bảo tàng và nhà hát, với khuôn viên chừng 10ha, nay rộng 2ha, xem như cũng đi được 1/5 ước mơ. Anh đã nói: “… sẽ có rừng, ở đó sưu tập tất cả các loại tre trúc của Việt Nam, ngoài ra có hồ nhưng chỉ thả sen. Đó là những loại cây biểu tượng cho con người Việt Nam”. Nay thì khuôn viên phổ biến với dừa cùng các loại cây khác, tre và sen chưa thấy. Sinh động áo dài
Phải công nhận một điều rằng, ngay với các tổ chức của nhà nước, để xây dựng được bảo tàng áo dài quy mô như thế này cũng không hề đơn giản, trong khi đây lại là do cá nhân thực hiện. Nơi đây được cho là có mẫu áo dài tứ thân thế kỷ 17, áo dài năm thân thế kỷ 18, áo dài Cát Tường (hiện đại) đầu thập niên 1930, áo dài hở cổ thập niên 1950, áo dài Sài Gòn thập niên 1960, áo dài hippy thập niên 1960…
Gọi áo của vương thân nhà Trịnh thế kỷ 18 là áo dài theo hình dung hiện tại, e là hơi gượng ép (!?)
Riêng về hoạt động trưng bày, bảo tàng sẽ luân phiên giới thiệu: áo dài qua các thời đại; áo dài của những phụ nữ cao quý; áo dài trẻ em; trong hội nhập quốc tế; trong sáng tạo chất liệu; trong tạo hình búp bê; do trẻ em vẽ trên giấy; trong văn học nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh…; phụ kiện và các dụng cụ liên quan đến may đo, trang trí áo dài… Ngoài ra, khách tham quan có thể tham gia “thiết kế” áo dài trên giấy; mua áo dài may sẵn; mặc thử áo dài trong không gian truyền thống; may áo dài cấp tốc một ngày; xem trình diễn thời trang và phim ảnh tài liệu về áo dài…
Theo nhà thiết kế Sĩ Hoàng thì: “… mỗi ngày tôi luôn “nghe ngóng” tìm xem ở đâu có người muốn tặng, muốn bán áo dài để bổ sung thêm. Sau khi bảo tàng ra đời, sẽ có một kế hoạch quảng bá rộng rãi, mời gọi mọi người sang nhượng, hiến tặng áo dài không sử dụng để kho hiện vật được phong phú hơn”.
Nhìn vào mô hình hoạt động khá sinh động như vừa kể, rõ ràng ban quản trị không muốn đây là một bảo tàng tĩnh, chỉ lưu giữ ký ức chết, mà cho nó một đời sống mới. Nếu tiêu chí: “bảo tồn - cách tân - hiện đại” được thực hiện hiệu quả thì tương lai đây sẽ là một địa chỉ đáng lui tới.
Áo dài bước qua 5 thế kỷ?
Lâu nay nhiều người vẫn hình dung áo dài là câu chuyện nội sinh, gần như xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, với Bảo tàng Áo dài thì không như vậy. Với những áo tứ thân hình thành từ thế kỷ 17, áo của vương thân nhà Trịnh thế kỷ 18, áo đoạn kép của hoàng đế thế kỷ 19, áo phượng bào Thu Đông của hoàng hậu thế kỷ 19… cũng được xếp vào áo dài thì tiêu chí về áo dài đã thay đổi.
Bởi nếu nhìn cởi mở như thế thì những vương phục, quan phục thời phong kiến là nguồn cội của áo dài Việt Nam (?). Đồng ý rằng những trang phục này có gợi hứng về ý tưởng để các họa sĩ, nhà thiết kế đầu thiết kỷ 20 vẽ nên chiếc áo dài quyến rũ và táo bạo như ta thấy. Nhưng nếu đẩy lịch sử áo dài về tận thế kỷ 17 (cách đây 5 thế kỷ), thì có vẻ như hơi gượng ép và cũng không sòng phẳng, bởi lịch sử trang phục của triều đình phong kiến Việt Nam không chỉ dừng lại ở cột mốc này.
Về cách trưng bày, việc bố trí áo dài của những tên tuổi hiện đại như Anh hùng Nguyễn Thị Định, gia đình nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, NSND Kim Cương, NSND Bạch Tuyết, nghệ sĩ múa Vương Linh… xen kẽ và ngang bằng đẳng cấp với áo của hoàng thân nhà Trịnh, nhà Nguyễn, áo dài tứ thân… thì hơi bất cập. Đúng lý, nên phân lô riêng và nên xếp theo tiến trình lịch sử.
Thanatorn Santhanaprasit, HLV trưởng đội tuyển futsal nữ Thái Lan, tỏ ra tiếc nuối sau khi các cô gái xứ chùa vàng lỡ cơ hội giành chức vô địch châu Á.
Thủ môn Đặng Văn Lâm bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi cùng CLB Phù Đổng Ninh Bình vô địch giải hạng Nhất sớm 3 vòng đấu, đồng thời giành quyền lên chơi tại V-League mùa giải 2025/26.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 50 phút ngày 17/5 đến khoảng 00 giờ 50 phút ngày 18/5, khu vực các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50 mm, có nơi trên 80 mm...
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 17/5/2025, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người".
Ngày 17/5, Giải bóng rổ Hà Nội mở rộng lần thứ VI – năm 2025 (gọi tắt là 3x3 HOC 2025) đã chính thức khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là giải đấu thường niên của Thủ đô Hà Nội và đã thu hút đông đảo số lượng VĐV tham gia.
Ngày 17/05, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh "Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình", giới thiệu tới công chúng 135 tác phẩm của 100 tác giả.
Quảng Nam FC đã để thua trong trận đấu "6 điểm" trước SHB Đà Nẵng ở cuộc chiến trụ hạng V-League 2024/25. Sau khi kết thúc trận đấu, HLV Văn Sỹ Sơn đã xin từ chức với mong muốn đội bóng có luồng sinh khí mới trong cuộc chiến trụ hạng.
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển giáo dục, đào tạo.
Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 17/5, Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành các chương trình, kế hoạch đề ra.
Trẻ Thông Tin đã chính thức giành vé vào chung kết Giải Bóng Chuyền Trẻ Nữ Quốc Gia 2025 sau chiến thắng kịch tính 3-1 (19-25, 26-24, 25-9, 31-29) trước Trẻ Bắc Ninh.
Tiền vệ đội trưởng Nguyễn Hoàng Đức tự hào, xúc động trong thời khắc CLB Phù Đổng Ninh Bình đăng quang chức vô địch giải hạng nhất sớm, đồng thời sở hữu tấm vé thăng hạng trực tiếp.