(TT&VH) - Những điều mà các tay “giám tuyển”, những “curator rởm” ấy nói, làm và viết là để làm gì? Có thể nói ngay cái đích họ muốn nhắm đến chính là những dự án nghệ thuật.
Curator thật sự - rất ít
Một tác phẩm sắp đặt (Ảnh có tính chất minh họa)
Cứ lấy cái chuẩn của nghề curatorial thế giới mà soi, thì ở ta gần như chưa có các curator chuyên nghiệp. Một phần các thiết chế khập khiễng trong đời sống nghệ thuật của ta chưa sinh ra được nghề này một cách chuyên nghiệp. Thứ hai, để đạt đến trình độ chuyên gia đó, nói thực ra là rất khó, phải được đào tạo cực kỳ căn bản trong một thời gian dài. Những curator hàn lâm truyền thống ở các tổ chức nghệ thuật lớn, thường là phải có bằng tiến sĩ triết hoặc ít nhất là cao học về lịch sử và lý luận nghệ thuật. Những curator về nghệ thuật đương đại thì có thể có nhiều nguồn xuất thân và đào tạo khác nhau, các tác phẩm được họ thiết kế chọn lựa sẽ chứng minh nỗ lực tự học cũng như thực hành của họ.
Thực tế thì có một số người Việt Nam từng làm qua công việc của curator bậc một (tư vấn mua tranh cho bảo tàng, tổ chức một số triển lãm cá nhân hoặc triển lãm nhóm trong nước hoặc có yếu tố giao lưu quốc tế). Còn từ curator bậc hai đúng nghĩa trở đi, ở ta rất rất ít, đếm chưa hết đầu ngón của một bàn tay. Có một, hai người từng làm curator vụ việc cho một số bảo tàng hay các dự án nghệ thuật nước ngoài. Họ vốn là các họa sĩ nổi tiếng, hoặc là chuyên gia về phê bình lý luận mỹ thuật nhưng chính họ lại ít khi tự thừa nhận mình là curator. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã cộng tác với Học viện Mỹ thuật UMEA (Thụy Điển) nhiều năm nay, từng mở một khóa tập huấn curator ngắn hạn do người của UMEA sang nói chuyện, nhưng chỉ trong phạm vi nội bộ các giáo viên của trường, và chủ yếu về chuyên môn curator cho bảo tàng.
“Nghệ thuật sứ quán”
Với nhu cầu nghệ thuật đương đại trong bối cảnh văn hóa Việt Nam hiện tại từ mươi mười lăm năm nay, hầu hết những thể nghiệm hay dự án nghệ thuật đương đại có nguồn kinh phí từ chính nghệ sĩ tự góp lại, một số rất ít nhà hảo tâm cộng vài quỹ tài trợ nước ngoài. Cho tới nay, mới có đúng một dự án lớn mang tính chính thống được đầu tư trên “phương diện quốc gia” là Festival Mỹ thuật trẻ toàn quốc năm 2007 với gần 60 tác giả từ ba miền.
Nguồn kinh phí đều đặn và có “màu” nhất vẫn là các quỹ văn hóa có yếu tố ngoài nước, hoặc các trung tâm văn hóa nước ngoài. Những nơi này vẫn liên tục lập các chương trình năm và dự án nghệ thuật, để nghệ sĩ đương đại triển lãm tại địa chỉ của họ. Hình thức đầu tư này sinh ra một loại hình nghệ thuật, mà có nghệ sĩ từng gọi là nghệ thuật sứ quán (Embassy art).
Những dự án nghệ thuật sứ quán này cũng muôn hình muôn vẻ. Nó có mặt tốt là luôn hướng tới những vấn đề cộng đồng hoặc những câu chuyện mang ý nghĩa xã hội rộng rãi, cũng như đưa nghệ sĩ và người xem vào hít thở bầu không khí chung của nghệ thuật thế giới. Nhưng tựu trung lại thì nó không thể tránh khỏi một sự thật hiển nhiên là ảnh hưởng ý muốn của những người đầu tư kinh phí, với những kết quả kiểu như “tỷ số bóng đá giao hữu” vốn như phải thế... Kèm việc tuyên truyền cho văn hóa từ quốc gia có quỹ đó.
Tư vấn cho nghệ sĩ chứ không phải “giám định, tuyển chọn”
Từ các dự án nghệ thuật này sinh ra một loại curator, với cách hành xử kỳ quặc và khó hiểu. Chữ “curator” được dịch thành chữ “giám tuyển”, và lập tức được họ tuyên xưng lia lịa trong các lần trả lời phỏng vấn trên báo mạng. Trong chữ Hán - Việt, không có từ nào như thế này, chắc họ tìm cách ghép từ “giám định tuyển chọn” thành “giám tuyển”.
Tôi không tán thành với cách dịch này. Bởi trước hết là ý nghĩa của từ “giám” không liên quan tý nào với từ curator. Chữ “giám” này đồng nghĩa với các từ đã có như: giám thị, giám ngục, giám đốc, giám sát, giám định... Chữ giám này hàm nghĩa canh chừng, soi xét. Một trạng thái đứng cao hơn và phán xét người khác “tao chọn mày, mày vinh dự lắm mới được đứng trong hàng các nghệ sĩ thời thượng tiền phong đấy”. Điều này là đi ngược tinh thần dân chủ và rất... xược. Bởi như đã nói ngay từ đầu, curator là người phục vụ nghệ sĩ (họ chỉ làm nhiệm vụ kích thích nghệ sĩ, tư vấn, diễn giải và “chỉ điểm” cho các nhà đầu tư cũng như công chúng nghệ thuật) chứ không phải là... “bố” của nghệ sĩ để mà giám định hay tuyển chọn cái gì (họ cũng không có thực quyền để làm điều này, quyền chọn lựa là của các nhà tổ chức và người mua tác phẩm). Nếu cần dịch, thì dịch curator là nhà tư vấn nghệ thuật (hoặc mỹ thuật) là đầy đủ nghĩa nhất. Tuy vậy vẫn hơi dài, cứ gọi là... curator là “gọn ghẽ” nhất).
Tác phẩm của Quang Huy, sử dụng bộ sưu tập từng đoạt giải nhất Grand Prix Collection (Ảnh có tính chất minh họa)
Có một điều chắc chắn là những người tự nhận là “giám tuyển” này không bao giờ hướng các nghệ sĩ hoặc công chúng trẻ tới việc tìm vẻ đẹp và bản lĩnh nghệ thuật trong vốn nghệ thuật dân tộc. Cũng như họ luôn tìm cách né tránh việc khuyến khích nghệ sĩ trẻ tìm đúng cá tính của mình, dấn thân vào thực tế rồi tự âm thầm kiên nhẫn sáng tác một mình.
Loại “curator rởm” này chỉ lo mình nói gì, phát hiện ra và làm những việc cũ rích nhưng lại luôn tuyên bố là mình làm đầu tiên. Họ không hề sống sâu sát với đời sống nghệ sĩ mà thường tự vẽ lên một ý tưởng rồi đi nhặt tác phẩm ghép vào để minh họa cho ý tưởng của mình. Các “dự án” họ từng thực hiện toàn dúi vào mấy nơi quán xá nghệ sĩ tụ tập, quay đi quay lại lèo tèo mấy qương mặt quen. Tuyên truyền rất nặng về hô hoán trên mạng, nhưng hoạt động thực nơi công cộng thì rất ít, và tất nhiên hiệu quả tác động xã hội cũng rất ít.
Nhưng những điều mà các tay “giám tuyển”, những “curator rởm” ấy hành động, những điều họ làm, họ nói, viết ấy là để làm gì? Có thể nói ngay cái đích họ muốn nhắm đến chính là những dự án “nghệ thuật sứ quán” có tính chất giao hữu, giao đãi, hoặc là các dự án nghệ thuật có tính sân khấu - truyền hình của các công ty cần trưng ra lăngxê. Những “giám tuyển” kiểu này muốn làm cầu nối, làm “giám” và “tuyển” tác phẩm cho những dự án đó. Tất nhiên là họ sẽ được hưởng thù lao từ công “giám” và “tuyển”. Công bằng mà nói, các “cò dự án nghệ thuật” này mến danh hơn tiền.
Vũ Lâm
Kỳ cuối: “Trong trị giá nghệ thuật, kỳ quặc và khó hiểu là bịp bợm”
Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.
Ngày 3/7, tại Hà Nội, chương trình giao lưu, giới thiệu văn hóa và du lịch tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với chủ đề “Giai điệu Tơ lụa Yên Triệu - Hòa âm Việt - Trung” được tổ chức trong khuôn khổ Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025, hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4 đến ngày 8/7/2025.
Tại vòng 9 HPL-S12, Giải bóng đá 7 người Vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 khu vực miền Bắc, Thiên Khôi FC tiếp tục khẳng định vị thế đầu bảng sau chiến thắng ngược dòng kịch tính 2-1 trước Tùng Anh.
Sự ra đi đột ngột của Diogo Jota, ngôi sao Liverpool và đội tuyển Bồ Đào Nha, trong một vụ tai nạn xe hơi vào rạng sáng thứ Năm (03/07/2025) đã khiến cả thế giới thể thao bàng hoàng. Vụ tai nạn trên đường A-52, tỉnh Zamora, Tây Ban Nha, đã cướp đi mạng sống của Jota, 28 tuổi, và em trai André Silva, 25 tuổi.
Từ ngày 4-8/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng 2025 và tiến hành các hoạt động song phương tại Brazil. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn của báo chí về chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ.
Thể loại sách tranh ngày càng tạo được sự chú ý trên thị trường sách thiếu nhi, với sự kết hợp giữa văn bản và tranh vẽ để mở ra không gian tương tác giàu cảm xúc cho trẻ nhỏ - nơi hình ảnh và ngôn từ cùng nhau dẫn dắt sự tưởng tượng.
Lịch thi đấu FIFA Club World Cup 2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu chi tiết FIFA Club World Cup 2025 (Giải vô địch thế giới các CLB 2025) ngày 4/7.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/7, đại diện Bộ Công an đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup và vụ dầu ăn giả quy mô lớn.
Ngày 3/7, tại Hà Nội, Tiểu ban diễu binh, diễu hành A80 Bộ Quốc phòng đã làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác bảo đảm hậu cần thực hiện nhiệm vụ A80, với sự chủ trì của Thiếu tướng Huỳnh Tấn Hùng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Phó Trưởng Tiểu ban A80 Bộ Quốc phòng.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brasil từ ngày 4 đến ngày 8/7/2025.
Trong trận tứ kết VTV Cup 2025, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam (ĐT Việt Nam) đã thể hiện sức mạnh vượt trội khi đánh bại đội U21 Việt Nam với tỷ số 3-0 (25-21, 25-13, 25-9) vào tối ngày 03/07/2025.
Ngày 1.7, đánh dấu cột mốc mới trong hành trình hơn 25 năm lan toả tinh hoa cà phê Việt, Highlands Coffee chính thức giới thiệu mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
Chiều 3/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.
Nhân kỷ niệm 30 năm kể từ ngày bán hàng đầu tiên, Công ty Acecook Việt Nam chính thức công bố chiến lược phát triển mới mang tên "Cook Happiness Through Innovation – Đổi mới nâng tầm hạnh phúc".
Sự ra đi đột ngột của Diogo Jota, ngôi sao Liverpool và đội tuyển Bồ Đào Nha, cùng em trai André Silva trong một vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng đã khiến cả thế giới bóng đá chìm trong đau buồn.