"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại

10/04/2025 11:28 GMT+7 | Văn hoá

Một video AI dựa trên hiện vật tôn giáo nổi tiếng - tấm vải liệm Turin - đã hé lộ diện mạo có thể có của Chúa Jesus.

Tấm vải liệm Turin - cổ vật mà nhiều tín đồ Công giáo tin là đã quấn quanh cơ thể tan nát của Jesus sau khi Ngài bị đóng đinh - giờ đây trở thành nguồn cảm hứng sống động.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 1.

Tấm vải liệm Turin là một tấm vải cổ mà nhiều người theo đạo Thiên chúa tin rằng đã được dùng để quấn cơ thể của Chúa Jesus sau khi Người chết trên cây thánh giá

Hình ảnh từ tấm vải được đưa vào Midjourney - công cụ tạo ảnh AI - để tái hiện một Jesus chân thực: chớp mắt, mỉm cười và cầu nguyện như Ngài có thể đã làm trước khi chịu nạn vào khoảng năm 33 sau Công nguyên.

Đoạn video được đăng trên X, nơi người dùng gọi đó là "khuôn mặt thật của Chúa Jesus".

Tuy nhiên, không ít ý kiến phản bác rằng công nghệ này khiến Jesus trông giống người da trắng, trong khi Ngài vốn là người Trung Đông với nước da ngăm hơn.

Một người dùng X hài hước bình luận: "Không thể nào, vì Ngài trông giống tôi – mà tôi là người Na Uy!".

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 2.

Những bức ảnh chụp tấm vải được đưa vào Midjourney, một trình tạo hình ảnh AI, sau đó tạo ra hình ảnh và video sống động về Chúa Jesus đang chớp mắt, mỉm cười và cầu nguyện như Người có thể đã từng làm trước khi bị đóng đinh vào khoảng năm 33 sau Công nguyên.

Tiến sĩ Meredith Warren, giảng viên cao cấp về Kinh Thánh và tôn giáo tại Đại học Sheffield (Anh), từng chia sẻ với DailyMail.com rằng Jesus thực tế "có làn da nâu, mắt nâu, giống người dân địa phương".

Bà cho rằng các bức chân dung xác ướp Ai Cập từ năm 80-120 sau Công nguyên – với đôi mắt đen, da nâu, tóc xoăn ngắn và râu – là hình mẫu gần gũi nhất về diện mạo của Ngài.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 3.

Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng Chúa Jesus sẽ trông giống những người đàn ông được thể hiện trong các bức tranh xác ướp Ai Cập từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên (hình ảnh). Những bức tranh này cho thấy những người đàn ông da ngăm đen với đôi mắt nâu và mái tóc xoăn

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 4.

Năm 2015, chuyên gia pháp y Richard Neave dùng kỹ thuật pháp y tái tạo khuôn mặt một người đàn ông Judea từ hộp sọ Semite.

Kết quả cho thấy khuôn mặt rộng, mắt đen, râu rậm, tóc xoăn ngắn và làn da rám nắng – đặc trưng của người Do Thái vùng Galilee.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 5.

Năm 2015, chuyên gia pháp y Richard Neave đã sử dụng các kỹ thuật pháp y để tái tạo khuôn mặt của một người đàn ông Judean bằng cách nghiên cứu hộp sọ Semite. Bức chân dung cho thấy khuôn mặt rộng, đôi mắt đen, bộ râu rậm và mái tóc xoăn ngắn

Dù chỉ là chân dung một người cùng thời, đây là gợi ý rõ nét về ngoại hình của Jesus.

Hình ảnh AI ban đầu do Daily Express tạo qua Midjourney, dựa trên dấu vết tấm vải liệm: một người đàn ông gầy gò, tóc dài sẫm, râu rậm, mặt và thân đầy vết cắt.

Đáng chú ý, phiên bản này giống nhiều tranh vẽ cổ điển về Jesus. Tuy nhiên, tấm vải Turin từ lâu đã gây tranh cãi.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 7.

AI đã tái tạo khuôn mặt của Chúa Jesus dựa trên các dấu vết còn sót lại trên Tấm vải liệm Turin, một tấm vải cổ mà một số Kitô hữu tin rằng đấng cứu thế đã được chôn cất trong đó

Được lưu giữ tại nhà nguyện hoàng gia ở Turin (Italia) từ năm 1578, nó mang dấu vết tương ứng với vết thương của Jesus trong Kinh Thánh: dấu gai trên đầu, vết roi trên lưng, bầm tím vai.

Tấm vải cho thấy hình ảnh mờ nhạt của một người đàn ông cao khoảng 1m8, gầy guộc, mắt trũng.

Kinh Thánh kể rằng sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh, Joseph xứ Arimathea quấn thi thể Ngài trong vải lanh rồi đặt vào mộ.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 8.

Đoạn clip được đăng tải trên "X"

Tín đồ tin rằng các vết thương này in dấu kỳ diệu lên vải liệm khi Ngài sống lại sau ba ngày, được "nung" vào sợi vải bởi luồng năng lượng bùng phát.

Từ thế kỷ 14, tấm vải Turin đã mê hoặc sử gia, giáo sĩ, nhà hoài nghi và tín đồ Công giáo.

Năm 1988, phân tích carbon định tuổi vải từ 1260-1390 sau Công nguyên, phủ nhận khả năng liên quan đến Jesus.

Nhưng năm 2022, nghiên cứu trên tạp chí Heritage dùng tia X kết luận vải có tuổi đời khoảng 2.000 năm – trùng thời Jesus.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 9.

Những người khác chỉ ra rằng công nghệ đã khiến Chúa Jesus có nước da trắng trong khi Người là người Trung Đông với nước da sẫm màu hơn

Các nhà khoa học Italia khẳng định dấu vết máu và hình người trên vải khớp với mẫu vải từ năm 55-74 sau Công nguyên tại Masada, Israel, đồng thời bác bỏ kết quả năm 1988 do ô nhiễm mẫu.

Tranh cãi về tính xác thực của tấm vải vẫn chưa ngừng. Hơn 170 bài báo học thuật đã được công bố từ thập niên 1980, kẻ tin người bác.

"Khuôn mặt thật của Chúa Jesus" hồi sinh nhờ bước đột phá hiện đại - Ảnh 10.

Giống như hình ảnh AI, Tấm vải liệm Turin đã trở thành tâm điểm gây tranh cãi

Cuộc tranh luận này, có lẽ, sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa.

Việt Lâm (tổng hợp)

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm