(TT&VH) - Trái ngược với sự háo hức được tham dự buổi công chiếu Khát vọng Thăng Long (như ghi trên giấy mời) là cảm giác hụt hẫng sau khi xem bản chiếu chưa chính thức bằng DVD bộ phim này. Tại thời điểm chiếu, vào tối 7/10, phim chưa được cấp phép phổ biến vì đang phải sửa chữa một số chi tiết theo yêu cầu của Hội đồng duyệt quốc gia.
Lễ ra mắt khá hoành tráng của Khát vọng Thăng Long
Ở thời điểm hiện tại, sự kỳ vọng của khán giả dành cho Khát vọng Thăng Long là một điều dễ hiểu. Đó là bộ phim nhựa duy nhất về vua Lý Thái Tổ được sản xuất dịp này sau hàng loạt phim… thất bại. Đó cũng là bộ phim quy tụ một ê – kíp tên tuổi: đạo diễn Lưu Trọng Ninh; đạo diễn võ thuật: Johnny Trí Nguyễn; diễn viên: Mỹ Uyên, Quách Ngọc Ngoan…
Câu chuyện Việt về Lý Công Uẩn
Khát vọng Thăng Long kể câu chuyện từ khi Lý Công Uẩn sinh ra, được đặt trước cửa thiền và được sự nuôi nấng của thiền sư Vạn Hạnh. Năm 17 tuổi, Lý Công Uẩn từ Cổ Pháp (Bắc Ninh) vào kinh đô Hoa Lư làm quan cho triều Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ… Chứng kiến cảnh nhân dân lầm than, đói khổ trong chiến tranh, loạn lạc, khát vọng lớn nhất của chàng trai Lý Công Uẩn là đem lại bình an cho xã tắc. Năm 1005, vua Lê Đại Hành qua đời. Tám tháng sau cuộc chiến tranh giành ngôi báu, với sự hậu thuẫn của hoàng tộc, Lê Long Việt lên ngôi. Tại vị được ít lâu, Lê Long Việt bị Lê Long Đĩnh sai người ám sát…
Lòng trung quân khiến Lý Công Uẩn không thể theo Lê Long Đĩnh. Lý Công Uẩn đã rời triều đình. Đi khỏi kinh thành, Lý Công Uẩn tiếp tục chứng kiến những cảnh tang thương, con mất cha, vợ mất chồng, người già, trẻ nhỏ không nơi nương tựa… Lúc đó, Lý Công Uẩn mới ngộ ra rằng, chỉ có cách phụng sự triều đình, phụng sự nhà vua, mới mong mang lại sự bình an cho dân chúng…
Nhưng khát vọng ấy của Lý Công Uẩn không bao giờ trở thành hiện thực vì dã tâm của một kẻ tham lam, tàn ác, háo sắc như Lê Long Đĩnh…
110 phút của bộ phim khép lại bằng cảnh Lý Công Uẩn ngăn cản Lê Long Đĩnh đưa hàng vạn binh lính đi thực hiện giấc mộng bá chủ của mình. Lê Long Đĩnh định dùng cung tên giết chết người cản đường mình nhưng may thay, nàng Dạ Hương đã liều mình nhận thay mũi tên này. Sau đó, Lê Long Đĩnh chết. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, sau đổi tên là Thăng Long…
Bộ phim xây dựng hình ảnh nhân từ của Lý Công Uẩn xuyên suốt bởi hàng loạt điểm nhấn. Từ nhỏ, cậu bé Công Uẩn đã bênh vực những người bạn yếu ớt. Lúc trưởng thành, Lý Công Uẩn xót thương với thân phận con người, kể cả cô gái “không chồng mà chửa”, bị “cạo đầu bôi vôi”, bị xã hội phong kiến lúc bấy giờ lên án… Tướng quân Lý Công Uẩn cũng đã rơi nước mắt khi những người lính chết nơi chiến trận. Cái sự “quá tay” này của đạo diễn khiến không ít khán giả khó tính cho rằng hình ảnh Lý Công Uẩn quá… ủy mị, ở đó không có sự mạnh mẽ của một đức quân vương… Nhưng phải nói rằng, cốt cách người Việt là sự thuần hậu, nhân từ nên có thể hiểu rằng, những nhà làm phim muốn kể một câu chuyện Việt về vị vua này.
Ngoài cái kết hơi hẫng, vài lời thoại hiện đại, nội dung phim không có gì để phàn nàn.
Cho kịp Đại lễ
Nhưng sở dĩ người viết buộc phải kể lại nội dung phim dài dòng như vậy bởi vì ngoài câu chuyện nhân văn về hình tượng Lý Công Uẩn, những màn võ thuật, những đại cảnh chiến trận dàn dựng công phu, bản chiếu thử không mang lại nhiều cảm xúc cho người xem…
Phim chiếu tại một khán phòng cực đẹp của một khách sạn 5 sao vừa khai trương tại Hà Nội. Khán phòng tuy đẹp nhưng không phải chỗ chiếu phim nên rất bất tiện. Người ngồi sau hầu như nhìn vai và đầu người ngồi trước. Nhiều khách mời đến sau, ngồi ở quá xa màn hình đã vác ghế lên trên chiếm hết lối đi… Buổi chiếu nội bộ (như lời giới thiệu của BTC), nhưng có sự tham dự của khoảng 700 khách mời. Rất nhiều người trong số này dắt theo trẻ em, nên thỉnh thoảng lại có tiếng trẻ con khóc ré ở một góc nào đó.
Và quan trọng hơn cả, phim chiếu bằng bản DVD nên chất lượng hình ảnh và âm thanh không tốt. Nhiều đoạn không rõ lời thoại. Tông màu trầm khiến nhiều cảnh phim tối om. Hình ảnh diễn viên không rõ nét nên cũng chẳng rõ nhân vật có biểu cảm không? Quá nhiều đoạn nhạc phim cao trào, đồng thời với chất lượng DVD chưa tốt, hệ thống âm thanh phòng chiếu không chuẩn, nhiều đoạn khán giả như bị… tra tấn thính giác!
Câu hỏi là không hiểu vì sao, sau khi đã lập kỷ lục về thời gian thực hiện (theo chia sẻ của đạo diễn Lưu Trọng Ninh kỷ lục này, nếu có, sẽ được trao cho đoàn phim Khát vọng Thăng Long vì ngày 13/6 phim bấm máy, và hoàn thành đúng kế hoạch vào ngày 30/9), phim vẫn chỉ có bản DVD?
Chờ duyệt bản nhựa
Chiều qua (8/10), ông Lê Ngọc Minh – Cục phó Cục Điện ảnh – cho biết, sở dĩ, phim Khát vọng Thăng Long chưa được cấp phép phổ biến vì theo Luật Điện ảnh, phim chiếu trên chất liệu gì phải nộp bản phim duyệt bằng chất liệu ấy. Tuy nhiên, ngày 5/10 vừa qua, Hội đồng duyệt phim quốc gia cũng mới chỉ được xem bản DVD của Khát vọng Thăng Long. Về nội dung, Hội đồng cũng đã trao đổi với nhà sản xuất một số điểm cần chỉnh sửa. Vì đang trong quá trình trao đổi, nên ông Lê Ngọc Minh cũng không tiết lộ những chi tiết cần chỉnh sửa này. Ông cho biết thêm, giấy phép phổ biến phim chỉ được cấp sau khi Hội đồng xem bản nhựa đã chỉnh sửa.
Qua trao đổi với một số đạo diễn trong nghề, TT&VH được biết, nếu quay bằng phim nhựa thì thông thường phim sẽ in thẳng ra bản nhựa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, việc in ra bản DVD sẽ dễ dàng hơn cho việc thực hiện lồng tiếng, làm phụ đề và kỹ xảo. Sau đó, phim lại in ngược trở lại bản nhựa…
Vào hồi 13h2 ngày 12/ 7/2025 (giờ Paris), tức 18h2 ngày 12/ 7/2025 (giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) tại Paris, Pháp, Giáo sư Nikolay Nenov đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa Thế giới.
Tối 12/7, tại đêm Chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF – 2025, đội pháo hoa Jiangxi Yangfeng (đến từ Trung Quốc) đã xuất sắc giành chức vô địch với màn biểu diễn tuyệt vời, mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả.
Triển lãm ảnh về Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức đang được tổ chức tại Vườn Thế giới ở trung tâm thủ đô Berlin trong hai ngày 12-13/7.
Ngày 12/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen chỉ trích các mức thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra cùng ngày, song cho biết EU vẫn muốn hợp tác để đạt được một thỏa thuận thương mại với Washington.
Tối 12/7, Đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 với chủ đề "Đón kỷ nguyên mới" diễn ra với phần tranh tài giữa hai đội pháo hoa Z121 Vina Pyrotech - Việt Nam và đội Jiangxi Yangfeng - Trung Quốc.
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) chính thức giới thiệu thẻ F-card – sản phẩm tài chính hướng tới nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sở hữu hoặc quản lý nhiều phương tiện vận tải.
Chỉ thị 20 yêu cầu Hà Nội thực hiện lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1...
Chiều tối nay 7/12 tại Paris (Pháp), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO - đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản Văn hóa Thế giới.
Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết Lịch thi đấu bóng chuyền SEA V.League 2025 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 13/7.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
Lịch thi đấu FIFA Club World Cup 2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu chi tiết FIFA Club World Cup 2025 (Giải vô địch thế giới các CLB 2025) ngày 13/7.
Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025–2030 của Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong bối cảnh kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.