Hướng dẫn cách massage kích thích và vắt sữa bằng tay

24/01/2019 14:13 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầu đời và hoàn hảo nhất cho sự phát triển toàn diện của bé. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại những lợi ích cho cả mẹ và bé. Bản thân người mẹ khi cho con bú, cơ thể tiết nhiều hormone oxytocin giúp tử cung co hồi nhanh chóng, rút ngắn thời gian hồi phục sau sinh.

Chồng cần làm để giúp vợ tránh bị trầm cảm sau sinh

Chồng cần làm để giúp vợ tránh bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Chứng bệnh này ngày càng phổ biến. Bệnh trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất cứ bà mẹ trẻ nào, dù đang khỏe mạnh và có cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Không những thế, lượng mỡ tích tụ trong thời gian mang thai cũng được sử dụng triệt để, nên mẹ dễ về dáng hơn. Về mặt bệnh tật, cho con bú giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng, loãng xương...

Trong khi đó, con được bú sữa mẹ có hệ miễn dịch tốt hơn những bé bú sữa công thức. Bé ít có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Thông thường sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết sữa và con được hưởng dòng sữa đầu đời ngay. Tuy nhiên cũng tùy cơ địa mỗi người mà sữa sản xuất nhiều hay ít. Những mẹ ít sữa thường vì lo lắng, tự trách bản thân nên càng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa. Khi ít sữa, không đủ sữa cho con bú, cần trấn tĩnh và tìm mọi cách để có đủ sữa cho con. Đừng căng thẳng vì sẽ chỉ làm tình trạng trầm trọng thêm. Sau đây là cách massage kích thích phản xạ xuống sữa nhanh hơn.

Chú thích ảnh

Kỹ thuật massage kích thích sự  xuống sữa:

Kỹ thuật này  chỉ đơn giản là dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30 giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không quá mạnh gây đau, đủ "phê" là được. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên vắt tay hay hút máy.

2. Cách vắt sữa mẹ bằng tay:

* Đầu tiên mẹ nhớ rửa 2 tay bằng xà phòng thật sạch rồi mới bắt đầu vắt.

* Cách đặt ngón tay hình chữ C:

- Đặt các ngón tay như trong hình, lưu ý đặt ở rìa quầng vú (thường là cách chân ti khoảng 2,5 cm)

Chú thích ảnh

* Kỹ thuật vắt sữa mẹ bằng tay:

-  Massage vê quầng vú như trên.

- Tiến hành vắt theo các động tác:

Ấn hướng ra sau ngực

Bóp

Thả tay

- Xoay tròn ngón tay quanh quầng vú để tác động trên các tia sữa khác nhau

- Trên cùng 1 ngực, lần lượt đổi tay phải rồi sang tay trái ... để có thể tác động lên tất cả các tia sữa.

 * Lưu ý:

- Khi vắt sữa mẹ bằng tay, những cái đầu tiên có thể chưa ra sữa, mẹ cứ việc vắt thêm mấy cái nữa, rồi đổi bên xen kẽ, nhất là vào những ngày đầu, sữa non rất ít, nên có khi vắt 3-4 cái mới có 1 giọt sữa chảy ra, mẹ sẽ hứng sữa bằng dụng cụ đựng sữa đã được khử trùng.

- Vắt tay không đau, nếu cảm thấy đau, nghĩa là mẹ làm sai chỗ nào đó.

- Không để tay thế này:

Chú thích ảnh

* Thời gian trung bình mỗi lần vắt sữa bằng tay: khoảng 20 phút (tùy theo mỗi mẹ)                       

3. Cách bảo quản sữa:

• Rửa sạch, luộc sôi dụng cụ vắt và chứa sữa.

• Che kín dụng cụ khi bảo quản.

• Ủ ấm hoặc làm ấm lại khi cho trẻ ăn (cách thủy), không đun sôi hoặc dùng lò vi sóng.

• Để sữa trong nhiệt độ phòng (250C): 6-8 giờ.

• Để sữa trong ngăn mát ( 4 0C): 3 - 5 ngày.

• Để trong ngăn đá của tủ lạnh: có thể 3 tháng

4. Một số nguyên tắc khi cho bé bú sữa mẹ:

• Cho bé bú sữa mẹ theo nhu cầu, bú bất kỳ khi nào bé muốn, kể cả vào ban đêm giúp tăng cường tiết sữa mẹ.

• Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia để tận dụng sữa cuối giúp bé tăng cân.

• Khi bé bú no nên bế vác bé lên vai, xoa vỗ nhẹ vào lưng bé đến khi bé ợ hơi thì mới cho bé nằm tránh bị nôn trớ.

• Mỗi ngày bé đủ tháng cần 7-8 bữa bú, bé đẻ non cần nhiều hơn.

• Không cho bé bú bình, ngậm vú cao su bé sẽ bỏ bú mẹ, dễ bị tiêu chảy hơn.

• Nếu bé ốm vẫn tiếp tục cho bú và bú lâu hơn, nhiều lần hơn.

• Cho bé bú sữa mẹ trước khi ăn thêm các thức ăn khác để tận dụng nguồn sữa mẹ.  

Nữ hộ sinh Trương Thị Hai –
Khoa Sản, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm