Chồng cần làm để giúp vợ tránh bị trầm cảm sau sinh

10/01/2019 12:06 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Chứng bệnh này ngày càng phổ biến. Bệnh trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất cứ bà mẹ trẻ nào, dù đang khỏe mạnh và có cuộc sống gia đình hạnh phúc.  

Những điều cần biết về chứng trầm cảm sau sinh

Những điều cần biết về chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.

Đây không chỉ là một dạng bệnh lý gây ra nhiều nỗi đau khổ, buồn phiền cho người mẹ, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng mà không ai lường trước được.

Theo các nghiên cứu, sự quan tâm, chăm sóc của người chồng chính là liều thuốc tốt nhất cho vợ vượt qua nỗi mặc cảm, sợ hãi trong quá trình ở cữ, luôn quay cuồng với con nhỏ ở trong 4 bức tường.

Vì thế để giúp cho vợ  không bị rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh các ông chồng nhất định phải biết những điều sau:

Chú thích ảnh

Quan tâm đến cảm xúc của vợ: Chú ý đến cảm xúc của vợ, để kịp thời phát hiện, chia sẻ, giải quyết những nỗi muộn phiền, lo lắng của vợ. Chăm chút giấc ngủ cho vợ: Giấc ngủ rất quan trọng. Chăm sóc trẻ em trong những tháng đầu tiên là việc không dễ dàng, nhất là với những người sinh con lần đầu. Bạn có thể tình nguyện chăm sóc con, lo chuyện thay tã và cho con bú sữa ngoài để vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi và có cảm giác để chia sẻ.Chăm lo dinh dưỡng:  Bồi bổ những món ăn ngon cho vợ để cô ấy cảm nhận được tình cảm chân thành của chồng. Giúp vợ việc nhà và chăm con: Khi về đến nhà, việc đầu tiên ông bố trẻ nên làm là đi rửa tay rồi bế con giúp vợ ít nhất 30 phút. Điều này để cho vợ có thời gian nghỉ ngơi và cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của người chồng với mình và con. Chủ động chia sẻ việc nhà với vợ, cùng vợ chăm con lúc đêm hôm, Khi vợ không có sữa cho con bú, cần tìm cách động viên, giúp đỡ vợ, san sẻ công việc pha sữa và cho con ăn.để vợ cảm nhận được có người luôn đồng hành, kề vai sát cánh cùng mình mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc. Bên cạnh đó các ông chồng cần tìm hiểu, tập nhận biết những dấu hiệu bất thường của con thông qua tiếng khóc, nhiệt độ cơ thể, chất thải... của trẻ để kịp thời phát hiện ra nếu có vấn đề và nhanh chóng bàn bạc với vợ để tìm ra hướng giải quyết đúng đắn.

Chú ý và khéo léo làm dịu những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu

Học cách tiết chế cảm xúc, gạt bỏ những lo lắng, muộn phiền trong công việc trước khi về nhà, kìm nén cơn giận dữ để luôn trở về nhà trong trạng thái vui vẻ với vợ con

Dành nhiều thời gian ở bên vợ, thường xuyên nói với vợ những lời ngọt ngào, luôn động viên và khen gợi vợ, tạo những niềm vui bất ngờ cho vợ, đảm bảo nguồn tài chính vững chắc để vợ yên tâm ở nhà chăm sóc con nhỏ...

Đồng thời khuyến khích vợ bạn dành thời gian để quan tâm đến bản thân như đi spa làm đẹp, mua sắm hoặc đi dạo trong công viên. Hãy cho vợ bạn biết rằng "cả thế giới cứ để anh lo", vợ cần có thời gian để chăm chút chính bản thân mình. Nhưng các ông chồng cũng cần tinh tế để vợ không hiểu nhầm rằng đang bị chồng ám chỉ chê xấu sau khi sinh con.                                                                    

Tuy nhiên cùng với việc nỗ lực giúp vợ cảm thấy vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc những ông chồng cũng nên chú ý, quan sát tỉ mỉ những biểu hiện của vợ. Nếu thấy vợ có 1 trong 4 biểu hiện sau, rất có thể cô ấy đã bị mắc chứng trầm cảm sau sinh. Người chồng nên nhanh chóng đưa vợ đến gặp các chuyên gia tâm lý để được điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Rơi vào trạng thái buồn bã liên tục trong nhiều tuần liền.

Có ý định gây tổn thương cho bản thân và đứa con mới chào đời của mình.

Luôn cảm thấy lo âu, muộn phiền và khủng hoảng. 

Không thể tự lo liệu cuộc sống hàng ngày.

PV 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm