Hội thảo khoa học 'Sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử Chợ Mới 320 năm'

17/09/2019 20:25 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 17/9, tại huyện Chợ Mới, Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học "Sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử Chợ Mới 320 năm". Hội thảo thu hút hơn 300 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh An Giang nghiên cứu làm rõ thêm những về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử của Chợ Mới, An Giang 320 năm từ 1700-2019.

Nhà đầu tư đề xuất Nhà nước mua lại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới

Nhà đầu tư đề xuất Nhà nước mua lại dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới

Theo liên danh nhà đầu tư, sau 3 tháng thực hiện thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Km72+930 trên tuyến đường Thái Nguyên-Chợ Mới (từ 25/1-25/4/2018) tổng doanh thu của trạm đạt 6,68 tỷ đồng, với tổng số vé được bán ra là 148.744 vé, gồm: 148.523 vé lượt, 203 vé tháng và 17 vé quý.

Tại hội thảo, các nhà Sử học đến từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn, Đại học Đồng Tháp, Đại học Cần Thơ và các Hội Khoa học lịch sử các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử 320 năm của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh TTXVN

Các báo cáo khoa học làm rõ các sự kiện lịch sử 320 năm của huyện Chợ Mới như: Chiến thắng quân Xiêm tháng 1/1834 trên sông Tiền (chợ Thủ, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới) của nhà Nguyễn, mở đầu cho cuộc chiến đánh bại quân Xiêm xâm lược, chiếm lại thành An Giang, Hà Tiên và Chân Lạp; cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Chợ Mới; trận Chân Đùng, Chợ Mới ngày 20/7/1947 của Bộ đội Trần Phú và bộ đội địa phương chiến thắng một tiểu đoàn Âu Phi của thực dân Pháp. Trong đó, từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Chợ Mới, An Giang, các nhà sử học đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa, về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa góp phần thành công cho cuộc tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng làm rõ cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử của huyện Chợ Mới như: Lương Văn Cù, Lê Triệu Kiết, Linh mục Phêrô Võ Thành Trinh... và các nhân vật lịch sử Lâm Quang Kỷ (Phó tướng của Nguyễn Trung Trực), anh hùng Lê Hưng Nhượng...

Ông Đặng Hoài Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang cho biết: Qua hội thảo sẽ giúp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang bổ sung thêm nguồn tư liệu phong phú về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử qua các thời kỳ lịch sử, để biên soạn, bổ sung lịch sử địa phương và sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch. Hội thảo cũng cung cấp cho huyện Chợ Mới thêm những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử từ năm 1700-2019 để huyện có cơ sở xây dựng những những công trình văn hóa, trường học, tên đường đối với những nhân vật lịch sử có công đóng góp cho huyện Chợ Mới 320 năm qua.

Thanh Sang (TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm