Học tập, chế tác hay nhái?

20/04/2010 07:17 GMT+7

(TT&VH Cuối tuần) - “Đạo”, “nhái” gần như là chuyện chưa bao giờ nguội trong làng văn nghệ Việt Nam. Thời gian gần đây, khi chuyện “đạo nhạc” không còn khiến người ta phải giật mình nữa (có lẽ vì đã giật mình quá nhiều tới mức...quen?), thì lại đến hàng loạt các ý tưởng nghệ thuật bị khán giả “bóc mẽ” trên các diễn đàn.

Tác giả của blog Yume đã cất công sưu tầm hàng loạt những hình ảnh được xem là “anh em sinh đôi” giữa các sáng tạo của nghệ sĩ Việt Nam với những sáng tạo của các nghệ sĩ nước ngoài:

Từ những “phát hiện” này, tác giả Keng tiếp tục “khai thác” tiếp đề tài “nóng” nói trên (đăng trên blog và trên tạp chí Người nổi tiếng), và phát hiện thêm một vài cặp “anh em sinh đôi” nữa, trong đó có cả những hình ảnh nóng bỏng của cặp trai tài gái sắc Lê Công Vinh-Thủy Tiên có tạo hình giống y hệt một mẫu quảng cáo đồ lót của Calvin Klein, hay bộ ảnh Lạc tiên mà Lê Kiều Như nói là ý tưởng xuất phát từ một giấc mơ của chính cô hóa ra lại giống y chang bộ ảnh trước đó của một mỹ nhân Trung Quốc!


Và đây là lời bình luận: Xin lỗi em chỉ là con... khỉ


Bộ ảnh Lạc Tiên được xây dựng như trong giấc mơ của Lê Kiều Như

...thực chất chỉ là "đạo" ý tưởng của một mỹ nhân Trung Quốc

Khỏi cần phải bình luận gì về những hình ảnh có thể được đưa vào câu đố cho trẻ em, kiểu như: “Đố các em phát hiện ra có bao nhiêu điểm khác nhau trong hai bức ảnh này?”. Tuy nhiên, có một số điều khiến tôi băn khoăn ở đây:


Thứ nhất, các tác phẩm “made in Vietnam” nói trên khi vừa xuất hiện, phải công nhận là gây ấn tượng mạnh. Có thể xem đó là những sáng tạo được học tập từ những sáng tạo có trước được không? Chúng ta nên có cách nhìn như thế nào về những “sáng tạo mang tính học tập” hoặc “phát triển” từ những sáng tạo có trước? Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, chúng ta chả đã sáng tạo rất nhiều từ những tác phẩm văn học, bản nhạc, tới những công trình kiến trúc của nước ngoài?


Đăng Khôi và Minh Hằng học sao Hàn tới cả sợi dây
Cũng từ vấn đề này, như đã từng được đề cập trong loạt bài Người Việt Nam có sáng tạo hay không? đăng trên Diễn đàn văn hóa trước đây, với đa số ý kiến cho rằng người Việt không mạnh về khả năng phát minh, nhưng lại nhiều khả năng “chế tác”, “Việt hóa”... (?). Nếu đúng như vậy, việc “chế tác” này cần phải được nhìn nhận như thế nào để không bị qui chụp là “hàng nhái”?


Cặp ca sĩ teen Việt: trương Quỳnh Anh và Baggio (trái) tạo dáng y chang hai diễn viên trong phim
Ngôi nhà hạnh phúc
Thứ hai, nếu đây là những sản phẩm “nhái”, những trò ăn cắp ý tưởng sáng tạo, thì đương nhiên chúng phải bị xử lý. Nhưng ai sẽ xử lý? Xử lý như thế nào: Phạt? Tẩy chay?.v.v... Hình như những chuyện như thế này chỉ ầm ĩ trên các diễn đàn mạng, thậm chí trên báo chí, rồi thôi. Mới đây, có thông tin Trung Quốc phạt 2 triệu NDT (khoảng 600 triệu đồng Việt Nam) đối với hành vi hát nhép, nhưng ở ta, chưa nghe thấy động thái của các cơ quan quản lý văn hóa trước những trường hợp tương tự, mà rõ ràng là không hề thiếu trong làng showbiz Việt (báo TT&VH từng có cả loạt bài rất dũng cảm “mổ xẻ” thực tế này ở một chương trình ca nhạc khá đình đám, nhưng có vẻ điều này chỉ làm “sướng” dư luận chốc nhát, chứ các “bị cáo” vẫn bình chân như vại).

Họ giống anh em sinh ba: Chạng vạng, Grorian Gray (phim Mỹ) và Khi yêu đừng quay đầu lại
(phim Việt Nam)

Cặp sao teen Khổng Tú Quỳnh - Đông Nhi có trang phục và dáng ngồi không khác diễn viên trong
phim Princess

Dàn diễn viên phim Việt (trái) và dàn diễn viên trong phim Boys Over Flower (Hàn Quốc)


Thi Huỳnh(TP.HCM)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm