21/05/2020 15:00 GMT+7 | Bạn cần biết
(Thethaovanhoa.vn) - Tìm hiểu về Histamin
Dị ứng là một phản ứng có hại do mẫn cảm với thuốc, hóa chất, nọc côn trùng, yếu tố vật lý, hóa học… những phản ứng dị ứng đều qua trung gian hệ thống miễn dịch. Histamin là một trong những chất trung gian hóa học quan trọng trong phản ứng viêm và dị ứng.
Histamin bình thường được dự trữ trong các hạt mast cell, bạch cầu ưa kiềm, tế bào niêm mạc dạ dày ruột, da, niêm mạc phế quản, tế bào thần kinh…. Khi cơ thể có tiếp xúc với một yếu tố “lạ” từ bên ngoài, phản ứng qua hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt gây hoạt hóa tế bào mast giải phóng các hạt chứa histamin gây nên phản ứng dị ứng: giãn mạch, phù, ngứa da và đáp ứng viêm, đôi khi thể nặng có biểu hiện toàn thân, suy đa cơ quan.
Có 4 loại receptor của Histamin:
Tác dụng sinh học của Histamin
Tim: Chậm dẫn chuyền, Tăng co bóp cơ tim. Tăng nhịp tim.
Mạch: Giãn mạch (nhanh, thoáng qua), Tăng tính thấm thành mạch.
Cơ trơn khí quản: Co thắt.
Dạ dày: Tăng bài tiết acid, gây loát trên thực nghiệm.
Hệ thống thần kinh trung ương: Giảm thân nhiệt, gây nôn.
Tủy thượng thận: Bài tiết.
Các loại thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng histamin H1: Có hơn 30 loại.
Thuốc kháng histamin H2: Có 4 loại.
Thuốc kháng histamin H3, 4: Đang nghiên cứu
Cơ chế tác dụng chống viêm và chống dị ứng của thuốc kháng Histamin H1
Thuốc kháng Histamin thế hệ 1:
Thuốc kháng Histamin thế hệ 2:
Lưu ý:
Thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng không điều trị được nguyên nhân.
Trong trường hợp dị ứng nặng (như sốc phản vệ), histamin giải phóng ồ ạt, một mình thuốc kháng Histamin H1 không thể giải quyết được mà phải phối hợp thêm với các biện pháp hồi sức cấp cứu, thuốc trợ tim mạch (adrenalin), kèm thở ôxy để hỗ trợ hô hấp...
Một số thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1 (clorpheniramin maleat...) hay được sử dụng trong các chế phẩm trị cảm cúm, ho, sổ mũi, nhưng chúng có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo. Tuyệt đối không uống rượu khi dùng thuốc.
DS CK1 Phan Khắc Xuân Vy
(Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất