02/12/2022 12:01 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Sự thay đổi thời tiết thường xuyên ở nước ta nhất là rét đậm, rét hại có tác động rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt là người già và trẻ em.
Trong hai ngày vừa qua, người dân Hà Nội lần đầu trải nghiệm cái rét thực sự trong năm nay sau chuỗi ngày dài nắng nóng như mùa hè. Thời tiết mưa, rét đậm đột ngột với nhiệt độ chỉ khoảng 12-14 độ C khiến cho cơ thể con người chưa kịp thích nghi nhanh chóng, kéo theo nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
Theo các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trời trở lạnh bất ngờ có thể khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đề kháng giảm đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già và trẻ em gây ra các tình trạng sau:
Đau nhức xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp trong thời tiết lạnh thường gặp ở người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 35
Biểu hiện chung của bệnh là sự đau nhức toàn bộ các khớp xương, cứng khớp buổi sáng, khó cử động trong hàng giờ.
Để hạn chế tình trạng này thì người lớn tuổi hay trẻ em cần được giữ ấm (mặc áo khoác, đi tất) nhất là khi ra ngoài, thay quần áo bị ẩm ngay và lau khô người, chân, tay. Phụ nữ làm nông bị sưng khớp khi trời lạnh nên hạn chế lội nước, bùn hoặc đi ủng để giữ chân được khô ráo.
Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức 35°C thường gặp ở các đối tượng như người già, trẻ nhỏ, người say rượu, suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch, thiểu năng tuyến giáp,...
Những triệu chứng của hạ thân nhiệt gồm: Mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình, da tái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo.
Phương pháp xử trí trong các trường hợp người bệnh có biểu hiện run lẩy bẩy, nói lắp, thở chậm, mệt mỏi chủ yếu là giúp họ quấn chăn, sưởi ấm để tăng thân nhiệt.
Chú ý không nên dùng nước nóng, đệm sưởi hoặc đèn sưởi để trực tiếp làm ấm người bệnh mà dùng gạc ấm lên cổ, lồng ngực và háng của bệnh nhân. Không cố làm nóng tay chân vì có thể thúc đẩy máu về tim, phổi và não gây hạ thân nhiệt trung tâm có thể dẫn đến tử vong
Không cho người bệnh uống các thức uống có cồn, không xoa bóp hay chà xát người bệnh vì các tác động quá mức có thể gây ngừng tim.
Nguy cơ đột quỵ
Người mắc phải bệnh lý tim mạch thường chuyển biến xấu hơn, có nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến tăng cao vào mùa lạnh, nhất là người già với hệ miễn dịch và khả năng chịu đựng kém.
Bên cạnh đó những người ít vận động, nghiện thuốc lá, rượu bia, ăn uống thiếu khoa học, béo phì, đái tháo đường cũng là đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ trong thời tiết trở lạnh.
Để hạn chế nguy cơ đột quỵ, người bệnh nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, tránh gió lạnh ập vào khi mở cửa, giữ một chế độ sinh hoạt hợp lý, tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, stress và hạn chế mỡ động vật, muối cũng như thuốc lá, bia rượu.
Dị ứng
Một trong số những bệnh khi thay đổi thời tiết ở trẻ em và người già là dị ứng, đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng (như hen phế quản).
Sự sụt giảm nhiệt độ mùa lạnh và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có thể gây ra các triệu chứng như khô nẻ, ngứa, mẩn đỏ.
Để đề phòng tình trạng này người bệnh cần bôi kem dưỡng ẩm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khi chưa rõ nguyên nhân thì không dùng bất cứ thuốc gì chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Viêm phổi
Viêm phổi cũng là một trong số những bệnh khi thay đổi thời tiết ở người già và trẻ em rất hay gặp. Bệnh diễn tiến nhanh và nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Các triệu chứng thường gặp của viêm phổi là ho khan, khạc đờm, đờm xanh, trắng đục, đôi lúc ho ra máu kèm tức ngực, khó thở, sốt, nhịp tim nhanh.
Để phòng bệnh viêm phổi cần chú ý mặc ấm và ăn uống đủ chất trong những ngày chuyển mùa, tăng cường rèn luyện sức đề kháng, nên mặc áo giữ nhiệt khi đi ra ngoài để tránh nhiễm lạnh.
Trẻ em luôn là đối tượng có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh khi thời tiết chuyển lạnh. Chính vì vậy phụ huynh cần lưu ý chăm sóc trẻ theo các nguyên tắc sau nhằm tránh để trẻ nhiễm bệnh:
Cho con mặc đủ ấm: trẻ cần mặc 3-5 lớp áo để giữ ấm cơ thể, tốt nhất là một lớp áo giữ nhiệt bên trong cùng rối tới lớp áo nỉ hay áo len và áo khoác ở ngoài cùng để cản gió.
Đeo khẩu trang, mũ len cho trẻ: Những loại khẩu trang mềm mại, che kín tai và mũi giúp trẻ vẫn dễ thở mà còn có thể tránh bụi bẩn và không khí lạnh. Trong khi đó mũ len nên chọn loại trùm kín đầu, bao gồm phần tai để gió không lọt qua.
Trang bị thêm các đồ dùng như tất cổ cao, găng tay cho trẻ để đảm bảo không khí không lùa qua áo trẻ.
Bên cạnh việc mặc ấm thì đảm bảo dinh dưỡng gồm đạm, vitamin, chất xơ giúp tăng đề kháng cho trẻ, đề phòng viêm phổi. Hướng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân bằng cách không chơi ngoài sân trường trong những ngày có nhiệt độ xuống thấp, mưa phùn hay gió mạnh. Hơn nữa cần lau khô mồ hôi ngày sau khi chơi đùa tránh để mồ hôi thấm ngược lại.
Ca mắc Covid-19 mới tăng nhẹ, thêm 1 bệnh nhân tại Cần Thơ tử vongĐăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất