Làn sóng phản đối nạn phân biệt chủng tộc lan sang ngành điện ảnh Mỹ

24/06/2020 15:16 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Hơn 300 nghệ sĩ, nhà làm phim da màu, trong đó có nhiều tên tuổi nổi tiếng như Idris Elba, Queen Latifah và Billy Porter ngày 23/6 đã ký tên vào bức thư ngỏ kêu gọi Hollywood ngừng khai thác các chủ đề về cảnh sát mà thay vào đó tăng cường đầu tư vào các sản phẩm điện ảnh có nội dung chống phân biệt chủng tộc.   

Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng tại châu Âu

Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng tại châu Âu

Cùng với làn sóng biểu tình tại Mỹ sau cái chết của người đàn ông gốc Phi George Floyd tại thành phố Minneapolis, thuộc bang Minnesota tuần trước, người dân tại nhiều thành phố khắp châu Âu đã xuống đường tuần hành ngày 7/6 nhằm kêu gọi sự đối xử công bằng giữa các sắc tộc.

Nội dung bức thư có đề cập đến thực trạng chủ nghĩa da trắng thượng đẳng trong ngành điện ảnh, đồng thời cho rằng chính Hollywood đã khuyến khích tình trạng bạo lực trong cảnh sát và văn hóa chống người da màu.   

Bức thư kêu gọi ngành sản xuất phim và truyền hình chấm dứt các hình thức tuyên dương quá mức cảnh sát và hối thúc các xưởng phim tuyển dụng thêm người da màu vào vị trí quản lý, hoặc các công việc liên quan đến tài chính, chuyên môn khác.   

Theo báo cáo của Đại học California về sự phân biệt đối xử tại Hollywood công bố hồi tháng 2, người gia màu chiếm 27,6% các vai chính trong những bộ phim hàng đầu được sản xuất trong năm 2019, tăng gấp 3 lần so với năm 2011. 91% người đứng đầu các phim trường là người da trắng, trong đó nam giới chiếm 82%.  

Chú thích ảnh
Nam tài tử Idris Elba. Nguồn: BBC

Hiện làn sóng phản đối nạn phân biệt chủng tộc vẫn tiếp diễn tại nhiều nước. Tại Pháp, bức tượng Jean-Baptiste Colbert - nhân vật đứng đằng sau sắc lệnh phân định thân phận nô lệ tại các thuộc địa của Pháp, đặt bên ngoài tòa nhà Quốc hội đã bị đổ sơn và bị hủy hoại một phần. Cảnh sát đã bắt giữ nghi can trong vụ phá hoại này.   

Trước đó, tượng đài của nhiều nhân vật lịch sử có quan điểm kỳ thị, phân biệt tầng lớp ở nhiều nước như Mỹ, Australia, New Zealand... cũng buộc phải rời đi tránh bị người biểu tình làm hư hại.

Lan Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm