Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội?

13/11/2022 14:13 GMT+7 | Văn hóa Xã hội 247

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội?

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Nguồn: Insider.

Hơn 5 năm đồng hành, chung sống với nhau trong một căn hộ nhỏ và nuôi dưỡng một chú cún đáng yêu, cô gái trẻ 23 tuổi tên Singh đã phải trải qua cơn nỗi đau lớn nhất từ trước đến nay. 

Sau khi chia tay bạn trai được 5 tháng, cô dường như vẫn chưa nguôi ngoai. Và cô đã quyết định dùng điện thoại để ghi lại khoảng thời gian đó: "Vì một số lý do, tôi đã quyết định quay hình bản thân và cảm xúc của mình tại thời điểm đó".

Không dừng lại ở việc quay phim, cô đã đăng đoạn video về cảnh khóc chưa qua chỉnh sửa của mình lên trang TikTok cá nhân, và trước sự ngỡ ngàng của chính chủ nhân, đoạn video có sức lan truyền mạnh mẽ tới mức nhanh chóng cán mốc 13,3 triệu lượt xem.

Khóc vì một mối tình tan vỡ vốn chẳng phải là điều quá xa lạ, có bộ phim tình cảm nào mà lại chẳng có một cảnh như vậy. Thậm chí trên mạng xã hội này, tổng lượt xem của các video có gắn thẻ #cry (khóc) cũng lên đến 11,4 tỷ lượt xem, trong khi các video có gắn thẻ #breakup (chia tay) lên đến tận 24,6 tỷ lượt. Ngay cả từ việc quan sát thông thường cũng đủ để biết rằng việc đăng các video hậu chia tay cũng đang trở thành một trào lưu.

Trong một chia sẻ với tờ Insider, Singh cho hay: "Có một số người nói rằng tôi không nên đăng những thứ như vậy lên TikTok. Nhưng tại thời điểm đó, tôi chỉ nghĩ rằng video này đã tiếp cận được với rất nhiều người có cùng hoàn cảnh với mình, và có lẽ bằng một cách nào đó, nó đang giúp đỡ cho mọi người. Vì thế nên tôi không muốn gỡ nó xuống".

Gen Z không ngần ngại chia sẻ cảm xúc cá nhân của mình lên TikTok

Tập trung đông đảo lượng người đăng ký là Gen Z,  TikTok dường như đã trở thành biểu tượng cho sự ưa thích của giới trẻ đối với thực tế hơn là những bộ phim với kịch bản có sẵn.

Một video ngắn về cảnh khóc cũng có thể trở nên thịnh hành, ví dụ như một video 2,6 triệu lượt xem về cảnh khóc trên giường, hay một video khác thu hút 10,9 triệu lượt xem với cảnh một người phụ nữ khoe bức ảnh của cô cùng người yêu cũ, sau đó bật khóc nức nở trên sàn nhà.

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa - Nguồn: Insider.

Vậy tại sao Gen Z lại có thể thoải mái chia sẻ những khoảnh khắc "thảm hại" nhất của bản thân như vậy? 

Emma Adam, một nhà tâm lý học đã giải đáp vấn đề này. Theo cô, đó là sự kết hợp của các yếu tố liên quan đến thế hệ, chẳng hạn như tỷ lệ lo lắng, tỷ lệ trầm cảm hay mức độ đồng cảm cao.

So với các thế hệ trước đó, Gen Z được xác nhận là có mức độ lo lắng và trầm cảm đặc biệt cao. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, tỷ lệ tự tử ở những người từ 10 đến 24 tuổi đã tăng đến gần 60% vào năm 2018.

Từ tháng 3/2020 đến tháng 8/2022, Adam đã thực hiện một cuộc khảo sát cho những người có độ tuổi từ 18 đến 29 về tình trạng này. Sau khi có được kết quả, cô và đồng nghiệp của mình nhận thấy rằng có 40% trong số những người khảo sát có khả năng bị lo lắng, và 35% có dấu hiệu bị trầm cảm lâm sàng. Trong đó, các thành viên trẻ nhất lại có mức độ bệnh về tâm thần cao nhất.

Đồng thời, đại dịch Covid-19 cũng đã khiến Gen Z có sự thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. So với cuộc khảo sát được thực hiện trước đại dịch, những cá nhân thuộc Gen Z có mức thu nhập thấp và trung bình đã có sự gia tăng đáng kể về mức độ "quan tâm" đến mọi người xung quanh. 

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa - Nguồn: Shedefined.

Nhìn chung, kết quả từ các cuộc khảo sát đều cho thấy rằng Gen Z đã trở nên trầm cảm, lo lắng và đồng cảm hơn với những người có hoàn cảnh tương tự với mình. Và đó cũng là nguyên nhân khiến những video chia sẻ cảm xúc trở nên phổ biến hơn. Mạng xã hội nay đã trở thành một môi trường để mọi người cùng quan tâm và sẻ chia.

Chia sẻ video giúp Gen Z thoát khỏi nỗi cô đơn

Lori Gottlieb, nhà trị liệu tâm lý đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy "Maybe You Should Talk to Someone" chia sẻ rằng mặc dù cô chưa từng thấy hiện tượng này trước đó, nhưng việc mọi người đăng cảnh khóc lên mạng xã hội không phải là một điều đáng ngạc nhiên.

Có một hiện tượng mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong đời sống: Khi chúng ta mất đi người mà mình yêu thương, chúng ta sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội, trái tim dường như vỡ nát, đặc biệt là đối với những người lần đầu trải qua. 

Và những người xung quanh chúng ta, ban đầu có thể sẽ an ủi và động viên, nhưng sau một thời gian, họ bắt đầu cảm thấy phát chán vì điều đó. Đó là lúc chúng ta thường nghe thấy những câu: Bạn vẫn chưa vượt qua được chuyện đó sao? hay Tại sao bạn cứ làm quá mọi chuyện thế nhỉ?

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ gặp phải tình trạng này trên TikTok, vì người xem đa số là những người lạ và việc bạn đau buồn dường như chẳng ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của họ, nên họ sẽ chẳng bao giờ tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Và đó cũng chính là nơi mà bạn nhận được nhiều sự an ủi nhất.

Nhận được sự kết nối

Những người lạ trên mạng xã hội chia sẻ video đã động viên và giúp cho Singh đối phó với những cảm xúc tiêu cực mà cô phải chịu. Những người có cùng nỗi đau giống cô đã tìm đến để xin lời khuyên, trong khi những người khác thì động viên cô cố gắng vượt qua nỗi đau và hướng về tương lai. Ước tính rằng chỉ có ít hơn 5% số lượng phản hồi mà cô nhận được là tiêu cực.

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội? - Ảnh 6.

Nhà tâm lý học Gottlieb cho biết việc mọi người thể hiện thái độ tốt không phải là một điều bất ngờ. Bằng cách tiếp cận được với nhiều đối tượng khác nhau, đoạn video đã kết nối với những người liên quan. Mọi người ở trong hoàn cảnh ấy nhận ra rằng họ không cô đơn, và họ cảm thấy được an ủi, dù là sự an ủi đó đến từ sự tổn thương của người khác, nhưng ít nhất họ đều biết rằng có người cùng đau khổ giống như mình.

Đối với Singh, việc đăng tải video còn mang lại cho cô cơ hội để liên lạc với những người bạn cũ, những người vốn dĩ đã mất liên hệ từ lâu. Một số đồng nghiệp của cô ở Washington đã để lại bình luận dưới video của cô, và họ đã có thể liên lạc lại với nhau.

Gen Z có đáng bị chỉ trích khi đăng các video chia sẻ cảm xúc tiêu cực của mình lên mạng xã hội? - Ảnh 7.

Không những là với những người bạn trên mạng, đoạn video này còn mở ra một cuộc tâm sự giữa Singh và mẹ của mình, người vốn dĩ không hề biết con gái mình đã phải đau khổ đến nhường nào cho đến khi xem được cảnh cô khóc. Và đó cũng chính là cơ hội để Singh có thể trải lòng hoàn toàn với gia đình mình.

Khi ai đó trải qua một cơn đau lòng khủng khiếp, họ sẽ đối phó theo những cách khác nhau, và việc sử dụng mạng xã hội để nhận được sự cảm thông từ người khác không có gì là xấu cả.

Sông Thương (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm