02/11/2023 14:46 GMT+7 | Bóng đá 24h
Khi Cristiano Ronaldo gia nhập Al Nassr vào tháng 12 năm ngoái với mức lương lên đến 200 triệu USD/năm, cũng là lúc kế hoạch "Tầm nhìn 2030" của Saudi Arabia được khởi động.
1. Và nó có thể được hoàn tất khi quốc gia giàu có này trở thành nước duy nhất nộp đơn đăng cai World Cup 2034 sau khi Australia rút lui vào giờ chót, trong khi không có bất kì đối thủ nào tham gia cuộc đua tưởng như hấp dẫn này.
Thể thao, đặc biệt là bóng đá, trở thành một công cụ quyền lực mềm mạnh mẽ cho bất kỳ quốc gia nào nhằm thúc đẩy tầm vóc của mình trên thế giới, họ sẽ được nhắc đến, được lắng nghe khi cất tiếng nói và tạo ra sức ảnh hưởng tới tất cả. Đất nước đến từ vùng Vịnh đã không ngừng gia tăng giá trị hình ảnh của mình từ sau World Cup 2022, nơi mà họ được nói đến như là đội bóng duy nhất đánh bại được nhà vô địch huyền thoại Messi trên con đường đến với chiếc cúp mà đời một cầu thủ mong đợi.
Nhưng Saudi Arabia không tự mình hành động để gần như một mình một đường đua đăng cai giải đấu hấp dẫn nhất thế giới. Sự mau lẹ của FIFA đã tác động đến phần lớn diễn biến của sự việc. Chỉ 12 năm sau khi Qatar đăng cai tổ chức World Cup, sân khấu dường như đã được chính FIFA sắp đặt để đảm bảo rằng Saudi Arabia cũng được tổ chức World Cup. Quá trình này bắt đầu khi FIFA công bố các nước tổ chức World Cup 2030.
2. Bằng cách trao quyền tổ chức ba trận đấu đầu tiên ở Uruguay, Argentina và Paraguay, để kỉ niệm 100 năm kì World Cup đầu tiên trong lịch sử. Sau đó chuyển giải đấu sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Maroc, FIFA về cơ bản đã trao quyền đăng cai World Cup cho Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi trong chính một sự kiện.
Thoạt đầu, nó như một sự cân bằng hài hòa lợi ích giữa các nước nhưng trong một động thái cụ thể và có ý đồ hơn, nó chính là phương pháp hạn chế các đối thủ tiềm năng cạnh tranh đăng cai World Cup 2034 với Saudi Arabia. FIFA không chỉ công bố một World Cup gồm sáu quốc gia, ba lục địa vào năm 2030, mà họ còn đặt ra thời hạn cực kỳ chặt chẽ là một tháng để các quốc gia đăng ký quan tâm đến việc đăng cai World Cup tiếp theo.
Sau thời hạn một tháng đó sẽ là thời hạn một tháng khác trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu một thỏa thuận đấu thầu cần có sự hỗ trợ của chính phủ. Về cơ bản, FIFA đã cho Australia hai tháng để yêu cầu chính phủ ủng hộ việc đăng cai tổ chức World Cup gồm 48 đội trị giá hàng chục tỉ USD, một nhiệm vụ khó có thể thực hiện được trong thời gian thực tế là 25 ngày.
Có thông tin cho rằng xứ sở Kangaroo có thể đăng cai tổ chức sự kiện cùng với Indonesia và Singapore, nhưng một tuần sau những báo cáo đó, Indonesia đã ủng hộ giá thầu của Saudi Arabia, chấm dứt mọi hy vọng của Australia.
3. Thật kỳ lạ, Saudi Arabia đã công bố kế hoạch đăng cai vài giờ sau thông báo ban đầu của FIFA cho sự kiện này và họ được AFC hậu thuẫn tuyệt đối với tuyên bố "gia đình bóng đá châu Á sẽ ủng hộ hết mình".
Thông thường, các yêu cầu đăng cai World Cup phải có ít nhất 7 SVĐ có sức chứa từ 40-80 nghìn chỗ ngồi hiện có, riêng ở sự kiện 2034, nó giảm xuống còn 4 SVĐ mà Saudi Arabia hiện chỉ có 2 sân đấu đáp ứng được tiêu chí này. Tất cả những điều này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ bền chặt giữa chủ tịch FIFA Gianni Infantino và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman trong nửa thập kỷ qua. Cơ quan toàn cầu này đã thực hiện nhiều hợp đồng tài trợ hơn với các công ty của Saudi Arabia, và đó là nguồn lợi nhuận quan trọng cần tính đến khi tổ chức World Cup 2034.
Dưới thời Thái tử Mohammed bin Salman, Saudi Arabia đã đầu tư tới 1 nghìn tỉ USD vào thể thao và các dự án liên quan đến thể thao, vì thế, sự "đầu hàng của FIFA" trước sức hấp dẫn của một sự kiện có khả năng sinh lợi với giá trị ròng khoảng 600 tỉ USD là không thể tránh khỏi.
Trần Dũng
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất