Năm 2013, họa sĩ Đỗ Đức đã cùng báo Thể thao và Văn hóa mang những bức tranh vẽ cao nguyên đá của ông lên triển lãm ngay tại phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) để tri ân đồng bào. Ông còn bán đi 2 trong số các bức tranh đó để xây nhà cho 2 hộ nghèo.
Cảm âm là cuộc gặp gỡ của 3 họa sĩ đã có nhiều năm tuổi nghề: họa sĩ Đỗ Đức (sinh 1945), họa sĩ Hoàng Định ( sinh năm 1953) và họa sĩ Bùi Việt Dũng (sinh năm 1957) khai mạc chiều mai (12/3) tại 29 Hàng Bài, Hà Nội.
'Em tôi bé bỏng nhất nhà/ thèm ăn cơm nếp thịt gà cháo kê' (ca dao). Lâu lâu lại thấy món ăn đồng quê này. Làng quê xưa, lối ngõ sớm hay chiều, người ta hay gặp tiếng rao 'ai bánh đa kê nào…'.
Sáng nay đi mua báo, tranh thủ dấn lên cửa hàng bánh mì mua chiếc bánh mới ra lò. Cô bé bán bánh nhìn sang tờ báo tôi cầm trên tay, hỏi: - Báo mới à chú?
Chúng ta từ lâu quen với những giá trị nhận được từ sách giáo khoa, quen chấp nhận những giá trị được thừa nhận mẫu mực. Tất cả đóng khuôn trong đầu từ thuở học đường.
Năm lên 3 tuổi, mẹ tôi mất mẹ. Bà ngoại tôi ra đi ở tuổi ngoài 30 do bệnh nặng. Ông ngoại tôi dạy học, nay đây mai đó. Mẹ được một người trong họ nhận nuôi đến năm 18 tuổi thì trả về gia đình.
Thằng con thứ tư của chú em tôi, từ bé nó nghịch nhất nhà. Đi lại nhanh như con thoi, quại nhau với tất cả đám trẻ trong xóm, chả mấy khi thấy nó ngồi yên một chỗ.
Nhớ lại rất lâu rồi, từ những năm 90 của thế kỷ trước, lên Sa pa gặp chuyện anh chàng người Mông Lý Achơ mua được cái xe Minsk cũ, khi tập đi lao vào chỗ hàng bán quẩy tấu.
Lê Hải kể: Hôm trước có một người bạn bảo, Hà Nội ta hãnh diện lắm được UNESCO tôn vinh thành phố vì hòa bình! Em bảo ngay: Xời! Chẳng tôn vinh thì Hà Nội vẫn là thành phố hòa bình từ! Bảy tám trăm năm rồi nhá, từ thời Lê.
Trên chục năm trước đây, trong chuyến du khảo miền Tây Bắc, ngồi trên xe trò chuyện, GS Tô Ngọc Thanh có nói với tôi về một loại gạo mà nấu cơm lên, mở vung ra, chó ngửi thấy hơi là đứng dậy hếch mũi lên.