Chữ và nghĩa: Canh ba bước qua đầu chó

22/04/2020 07:09 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Canh ba bước qua đầu chó”. Có lẽ có rất nhiều người không biết đến tục ngữ này và tất nhiên, càng không hiểu được nội dung ngữ nghĩa của nó.

Chữ và nghĩa: Gà lọt giậu, chó sáu bát

Chữ và nghĩa: Gà lọt giậu, chó sáu bát

Chắc mọi người đều đồng ý, đây là một câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dân gian liên quan tới ẩm thực. Đó là việc chọn hai con vật nuôi trong nhà (cụ thể là gà và chó) để giết thịt vào lúc nào là tốt nhất? Thật ra, bây giờ mà nói về món "cầy tơ" hay món "tiết canh" thì không được coi là "văn minh" cho lắm, vậy nên ở đây ta chỉ bàn với mục đích tìm hiểu về một kinh nghiệm dân gian mà thôi.

Vậy ta hãy xem tác giả Nguyễn Đức Dương (trong Từ điển Tục ngữ Việt, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010) giải thích: “(Từ) canh ba (trở đi) là lúc có thể dễ dàng bước qua đầu của lũ chó (vốn rất tỉnh ngủ) mà không sợ bị phát hiện. Hay dùng để dặn dò mọi người hãy canh phòng cẩn thận từ canh ba trở đi vì đó là lúc hay bị kẻ trộm lẻn vào nhất”.

Trước hết, ta phải làm rõ khoảng thời gian “canh ba” là lúc nào?

Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) phân “canh” thành nhiều nghĩa. Nhưng có một nghĩa liên quan tới “canh” mà ta đang xét, chỉ “khoảng thời gian bằng một phần năm của đêm, thời trước “canh” được dùng làm đơn vị tính thời gian vào ban đêm”, ví dụ: Người về chiếc bóng năm canh/ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Chúng ta biết rằng, một số nước phương Đông trước đây tính thời gian (chỉ giờ, ngày, tháng, năm) thường lấy hệ đếm can chi làm căn cứ (10 thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý; 12 địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).

Chú thích ảnh
Tranh minh họa. Nguồn: Internet

“Tý Ngọ lưu trú” là một môn Thời sinh học của Đông y cổ truyền, cũng được vận dụng để tính thời khắc trong một ngày. Một ngày theo cách tính này có 12 giờ. Giờ Tý được coi là giờ đầu tiên trong ngày, tương ứng với 23h đêm của ngày hôm trước đến 1h đêm của ngày hôm sau. Với quan niệm phân chia đêm có 5 giờ (từ giờ Tuất đến giờ Dần, tức từ 19h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau).

Đến đây, có một câu hỏi đặt ra là: Có phải vào giờ Tý (23h-1h) “canh ba” là lúc lũ chó ngủ và ngủ say tới mức người ta có thể “bước qua đầu chúng” để thực hiện hành vi bất lương? Chó thường được người giao cho nhiệm vụ giữ cửa nhà. Bởi với cặp mắt tinh, thính giác tinh nhạy (nhất là vào ban đêm) thì việc người lạ xuất hiện trong nhà sẽ bị chúng phát hiện ngay và sủa ầm ĩ. Vậy sao chúng lại ngủ khì đến mức để người ta qua mặt?

Tôi đã hỏi nhiều cụ già miền quê, hỏi cả những chủ nuôi chó lão luyện, đa số đều phản đối nhận định chó ngủ say vào canh ba. Những tay nuôi chó có hạng thì nói rằng, họ nuôi cả bầy chó, nhiều loại (chó tây, chó ta đủ cả) nên khó xác định. Bởi đàn đông như thế, con này ngủ lại có con kia thức. Những người nuôi chó nhà chỉ một, hai con, cũng không đồng tình. Họ nói, giấc ngủ của chó thường ngắn và không sâu. Dù chó đang chợp mắt do mệt mỏi thì bất cứ một động thái nào, dù nhẹ mấy cũng không thể qua tai qua mắt nó được.

Canh ba hay là canh nào

Với chó thì chẳng trộm nào dám qua...

PGS-TS Phạm Văn Tình

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm